Lòng tự trọng được định nghĩa là một trạng thái hiện hữu khi bạn không
ngược đãi bản thân, mà thay vào đó là lựa chọn đấu tranh chống lại những suy
nghĩ tự động tiêu cực bằng cách phản biện hợp lý và có ý nghĩa. Khi thực hiện
điều này một cách hiệu quả, bạn sẽ có được cảm giác hân hoan và yêu quý bản
thân. Bạn chỉ đánh mất lòng tự trọng khi chính bạn có những suy nghĩ sai lệch,
nghĩa là không điều gì trong “thực tế” có thể tước đi giá trị của bạn. Thực vậy,
một số tù nhân của Đức quốc xã trong Thế chiến II đã không chịu khuất phục
trước sự tra tấn của quân địch. Bất chấp những đau thương mà họ phải nếm
trải, họ vẫn giữ được lòng tự trọng của chính mình.
3.
Quyết định đối xử với bản thân như một người thân yêu.
Nếu bạn có thể đối đãi tử tế với một người mà bạn vô cùng yêu quý và tôn
trọng, thì tại sao bạn không đối xử với bản thân mình như thế? Nếu có thể, hãy
làm điều đó mọi lúc mọi nơi! Dù sao đi nữa, đến cuối cùng thì cho dù bạn để
lại ấn tượng như thế nào, người bạn ấy vẫn không quan trọng đối với bạn bằng
chính bản thân bạn.
Bạn có cần phải giành được quyền đối xử với bản thân một cách quan tâm
và yêu thương không? Không cần, thái độ tự trọng này đi đôi với việc nhận
thức và chấp nhận mọi ưu khuyết điểm của bản thân. Bạn sẽ hiểu trọn vẹn
những phẩm chất tích cực của mình mà không cảm thấy hạ đẳng hay thượng
đẳng một cách sai lệch, và bạn sẽ sẵn sàng thừa nhận những sai lầm cũng như
những mặt yếu kém mà không phải cảm thấy kém cỏi hay tự ti. Thái độ sống
này giúp bạn yêu thương và tôn trọng bản thân.
Thoát khỏi bẫy thành tích
Bạn có thể nghĩ, “Mấy triết lý về thành tích và giá trị bản thân đều nghe lọt
tai. Suy cho cùng thì bác sĩ Burns có một sự nghiệp tiến triển tốt và có sách