Người có cảm giác muốn tự sát cần tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để được
tư vấn ngay lập tức.
Bây giờ bạn có thể đánh giá chứng trầm cảm của mình theo Bảng 2-2. Như
bạn có thể thấy, điểm càng cao thì mức độ trầm cảm càng nghiêm trọng.
Ngược lại, điểm càng thấp thì tâm trạng của bạn càng tốt.
Mặc dù bảng BDC không khó hoặc không mất nhiều thời gian để hoàn thành
và tính điểm, nhưng đừng để sự đơn giản của nó đánh lừa bạn. Bạn vừa học
cách dùng một công cụ hết sức hoàn mỹ để phát hiện và đo mức độ nghiêm
trọng của chứng trầm cảm.
Các nghiên cứu cho thấy bảng BDC có độ chính xác và tin cậy cao.
Những nghiên cứu trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như trong
phòng cấp cứu của bệnh viện tâm thần, đã chứng tỏ rằng các công cụ dạng này
thật sự nắm bắt những triệu chứng của bệnh trầm cảm với xác suất cao hơn
nhiều so với các cuộc hỏi đáp nghiêm túc được thực hiện bởi những bác sĩ lâm
sàng giàu kinh nghiệm.
Bạn cũng hoàn toàn có thể dùng bảng BDC để giám sát sự tiến bộ của bản
thân. Trong công việc chữa bệnh của mình, tôi nhấn mạnh rằng mỗi bệnh nhân
phải tự điền vào bảng kiểm tra giữa các lần điều trị và báo cáo số điểm cho tôi
vào đầu đợt điều trị kế tiếp. Sự thay đổi điểm số cho tôi biết bệnh nhân đang
tiến triển tốt hay xấu, hay giậm chân tại chỗ.
Khi bạn áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong quyển sách này để tự giúp
mình, hãy làm bài kiểm tra BDC theo định kỳ để đánh giá mức tiến triển của
mình một cách khách quan. Tôi đề nghị thực hiện ít nhất một tuần một lần.
Giống như bạn thường xuyên cân trọng lượng cơ thể khi đang thực hiện chế độ
ăn kiêng vậy. Bạn sẽ nhận ra rằng các chương trong quyển sách này tập trung
vào các triệu chứng khác nhau của bệnh trầm cảm. Khi bạn học cách đối phó