ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 43

3: THẤU HIỂU TÂM TRẠNG: CẢM

XÚC SONG HÀNH VỚI TƯ DUY

Khi đọc các chương trước, bạn đã ý thức được rằng trầm cảm gây ra hậu quả

trầm trọng đến mức nào – cảm xúc tụt dốc, hình ảnh bản thân sụp đổ, cơ thể
bất ổn, ý chí trở nên tê liệt, và bạn không kiểm soát được hành động của mình.
Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy vô cùng phiền muộn. Bí quyết để giải quyết
toàn bộ vấn đề là gì?

Bởi xuyên suốt lịch sử ngành tâm thần học, trầm cảm được nhìn nhận là một

chứng rối loạn cảm xúc, nên các nhà trị liệu từ đa số các trường phái đều nhấn
mạnh về sự “kết nối” cảm xúc bên trong. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
một điều bất ngờ: Trầm cảm không hề là một chứng rối loạn cảm xúc. Sự thay
đổi đột ngột trong cảm nhận của bạn có mối liên hệ nhân quả không hơn gì
hiện tượng nghẹt mũi khi bị cảm lạnh là mấy. Mọi cảm giác tồi tệ mà bạn có
chính là kết quả của lối tư duy lệch lạc và tiêu cực của bạn. Thái độ bi quan phi
lý đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển và duy trì mọi triệu chứng mà
bạn có.

Tư duy cực kỳ tiêu cực luôn luôn đi kèm triệu chứng trầm cảm, hoặc bất kỳ

cảm xúc giày vò nào khác. Những suy nghĩ u sầu của bạn hoàn toàn khác với
những suy nghĩ mà bạn có khi không ở trong tình trạng chán nản. Một phụ nữ
trẻ sắp nhận học vị tiến sĩ đã diễn đạt nó như thế này:

Mỗi khi ưu phiền, tôi cảm thấy như thể mình đột ngột bị một cú huých trời

giáng, và tôi bắt đầu nhìn nhận sự việc khác đi.

Sự thay đổi này có thể đến trong vòng ít hơn một giờ. Suy nghĩ của tôi trở

nên tiêu cực và bi quan. Khi nhìn lại quá khứ, tôi bắt đầu tin rằng mọi điều tôi
từng thực hiện đều vô nghĩa. Các giai đoạn vui vẻ dường như chỉ là ảo ảnh.
Những thành tựu của tôi hiện ra giả tạo như một cảnh dàn dựng trong một bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.