giáo dục, hạ tầng cơ sở, an ninh, môi trường… Dân số của các công dân
hưởng lợi ích so với các công dân phải đóng thuế đã gia tăng liên tục trong
vài thập niên vừa qua. Năm 2010 này, số người không đóng thuế sẽ nhiều
hơn số người đóng thuế.
Với nguyên tắc “một công dân, một phiếu bầu”, thì số phiếu của thành
phần hưởng phúc lợi sẽ tiếp tục lấn át thành phần trả thuế. Cử tri thì luôn
luôn bỏ phiếu cho những chính trị gia nào biết giá tăng phúc lợi cho cá
nhân họ. Đó là lý do đơn giản tại sao các chính trị gia Mỹ phải liên kết với
thành phần hưởng phúc lợi và thành phần trả thuế sẽ mất dần ảnh hưởng
trong quyết định chi tiêu của quốc gia.
Hiện nay, không chính trị gia nào dám đụng đến ngân sách của hệ thống an
sinh xã hội, dù việc bội chi ở khoản này có thể làm tài chính công của Mỹ
khánh tận trong 30 năm tới. Vì không ai muốn tạo ra tài sản để cho người
khác hưởng, các công dân trả thuế sẽ mất dần động lực kiếm tiền, và cũng
sẽ áp dụng chiến thuật bòn rút tiền công trên mỗi quyết định về công việc
hay kinh doanh. Đây là hình thức tự sát chậm rãi của kinh tế Mỹ, quy trình
đã bắt đầu ở Âu châu suốt nhiều năm qua.
Dân chủ trong kinh doanh
Để đơn giản hóa vấn đề, tôi xin đơn cử một thí dụ. Một công ty thường bao
gồm hai thành phần: cổ đông (shareholders) và các người liên quan tới
quyền lợi công ty, gọi là nhà liên đới (stakeholders). Cổ đông là những
người góp vốn cho công ty và nhà liên đới là những nhân viên, nhà cung
cấp, khách hàng, cơ quan chính phủ trong vòng trách nhiệm, ngay cả những
cư dân mà hoạt động của công ty có thể ảnh hưởng đến (như hàng xóm của
một nhà máy hay cơ quan xã hội địa phương).
Nếu những nhà liên đới này có quyền bỏ phiếu trong các Đại hội Thường
niên (một người một phiếu) như các cổ đông, thì mục tiêu và chiến thuật
của công ty sẽ thay đổi hoàn toàn. Lợi nhuận có thể trở thành thứ yếu; và
các phúc lợi dành cho các nhà liên đới sẽ được ưu tiên phát triển. Nếu đây