Chương 6
Tư bản và dân chủ
Sau vụ sụp đổ bức tường Berlin năm 1989, nhiều học giả về chính trị thế
giới đã lạc quan tiên đoán là “chủ nghĩa dân chủ” theo định hướng tư bản
sẽ là một mục tiêu căn bản cho mọi quốc gia trên toàn cầu. Theo nhận định
chủ quan của tôi, thể chế dân chủ là lý do chính đã khiến nền kinh tế vốn
dựa trên tư bản của Âu Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái như hiện nay.
Sau vụ sụp đổ bức tường Berlin năm 1989, nhiều học giả về chính trị thế
giới đã lạc quan tiên đoán là “chủ nghĩa dân chủ” theo định hướng tư bản
sẽ là một mục tiêu căn bản cho mọi quốc gia trên toàn cầu. Cho đến năm
2008, khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Âu Mỹ, gây khó khăn cho các nền
kinh tế Tây phương, trong khi mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc
không suy chuyển, thì nhiều kinh tế gia lại tiên đoán một thời hoàng kim
cho mô hình kinh tế chỉ huy.
Thực sự, nếu nền kinh tế thị trường của các nước xã hội là một mâu thuẫn,
thì chủ nghĩa tư bản theo định hướng dân chủ cũng là một nghịch lý. Theo
nhận định chủ quan của tôi, thể chế dân chủ là lý do chính đã khiến nền
kinh tế vốn dựa trên tư bản của Âu Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái như
hiện nay.
Khi người dân dùng lá phiếu để ăn miễn phí
Thống kê mới nhất của Cơ quan Thế vụ Mỹ (IRS) năm 2009 cho thấy số
công dân không đóng thuế cho Chính phủ liên bang đã lên đến 47%. Hai
năm trước, vào năm 2007, tỷ lệ này chỉ là 38%. Nói vắn tắt là hiện nay, một
người Mỹ phải đi làm để nuôi một người khác. Các phúc lợi từ ngân sách
liên bang của các công dân không đóng thuế này vì thất nghiệp, vì nghèo
hay đã về hưu, bao gồm an sinh xã hội, bảo hiểm y tế (medicare), phiếu
thực phẩm miễn phí (food stamps), trợ cấp nhà cửa (housing subsidies),