Ngoài ra, với những công ty vừa và nhỏ (SME), nếu thị giá của bạn không
cao hơn 1 tỷ đô la, hay lớn hơn 3 đô la/cổ phiếu, phần lớn các quỹ đầu tư
công chúng (mutual funds) sẽ không được phép mua, dựa trên điều lệ thành
lập của quỹ. Do đó, bạn phải biết giới hạn chương trình tiếp thị vào một số
nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đặc biệt, với những tiêu chí lựa chọn rất đặc
thù. Vì vậy, vấn đề bán cổ phiếu của công ty bạn phức tạp và gian nan hơn
mọi ước tính.
3. Phí tổn để được tiếp tục niêm yết: Với một công ty nhỏ, giản dị (chỉ có
một hình thức kinh doanh độc nhất), phí tổn hàng năm cho các luật sư và
nhà kiểm toán cũng phải hơn 150.000 đô la, chưa kể đến những chi phí về
IR-PR (liên hệ đầu tư, Investor Relations), tư vấn tài chính, phí để lưu trữ
hồ sơ đầu tư (transfer agent), phí đăng ký với các cơ quan chính phủ v.v…
Một công ty có chừng 10 công ty con, phải nhân lên gấp 5 lần số tiền nói
trên. Do đó, nếu công ty bạn không tìm được một dòng tiền để thỏa mãn
nhu cầu này, thì việc lên sàn là một đầu tư không hiệu quả, và khó đạt được
mục tiêu ban đầu.
4. Vai trò của các tư vấn: Vì không thể mướn đủ nhân viên để lo đầy đủ
cho mọi đòi hỏi của việc niêm yết và bán cổ phiếu (lương bên Mỹ rất đắt),
nên bạn phải sử dụng đến nhiều nhà tư vấn độc lập. Sự chọn lựa và điều tra
kỹ lưỡng về khả năng và kinh nghiệm của các nhà tư vấn này là một điều
bắt buộc. Sau đó, phải nhắc nhở Ban Quản lý cộng tác chặt chẽ với họ để
đạt hiệu quả cho mục tiêu. Ham tiết kiệm khoản chi phí này, đôi khi sẽ dẫn
đến hậu quả trái ngược.
Những thử thách khác
Ngoài 4 yếu tố căn bản trên, đây là những vấn đề khác phải suy nghĩ về
việc Niêm yết sàn Mỹ:
- Công ty tư nhân lớn nhất của Việt Nam là Ngân Hàng ACB có doanh thu
khoảng 900 triệu đô la và có thể được xếp hạng là công ty nhỏ (small cap).
Còn lại các công ty khác thường thuộc loại công ty siêu nhỏ (mini hay