micro cap), theo tiêu chuẩn Mỹ. Khi đầu tư vào các công ty nhỏ, các nhà
đầu tư quốc tế thường chọn những cổ phiếu có tính đột phá mạnh và có lợi
thế về công nghệ với khả năng phủ hàng khắp thị trường toàn cầu. Các
ngành nghề được ưa thích là công nghệ IT, sinh hóa học (biotech), năng
lượng xanh, dược phẩm, truyền thông trên mạng hay các công ty có sức
sáng tạo độc đáo. Các ngành nghề không ai muốn đầu tư là xây dựng hay
địa ốc (các công ty Mỹ Âu đang bị te tua về ngành này), sản phẩm tiêu
dùng (bị những công ty đa quốc gia lớn độc chiếm thị trường), nhà máy sản
xuất hàng thông dụng (dư thừa nguồn cung trên thế giới), hay các dịch vụ
không thể phát triển ngoài nội địa.
- Các nhà đầu tư vào các công ty SME thường có tính phiêu lưu giống như
các quỹ mạo hiểm. Họ không có một chiến lược lâu dài (hơn 3 năm) và
không có kiên nhẫn để chờ đợi kết quả (với giá cổ phiếu). Do đó, khi chọn
đây là khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh các hoạt động
thiên về M&A để phát triển nhanh chóng, tạo thanh khoản (nhờ những PR
ồn ào) và làm tăng giá cổ phiếu. Các chiến lược bài bản về chất lượng có
thể bị hy sinh cho những mục tiêu ngắn hạn theo đòi hỏi của các cổ đông
loại này. Vì vậy, đây sẽ là một vấn nạn đạo đức về chiến lược khó giải
quyết.
- Gần đây, các cổ phiếu SME của Trung Quốc bị khám phá là có nhiều vấn
đề về khai báo và đang tạo ra một tiếng xấu tệ hại (tương tự với vấn đề an
toàn thực phẩm của Trung Quốc). Một phong trào tẩy chay các cổ phiếu
Trung Quốc đang được cổ súy lan tràn trên mạng và trong giới đầu tư ở Âu
Mỹ. Những bùa phép thủ thuật để lèo lái cổ phiếu cũng như đạo đức cá
nhân của các nhà quản lý đang bị phơi trần hàng ngày, cùng với lời kêu gọi
SEC phải “mạnh tay” hơn trong việc xử lý các vi phạm của doanh nghiệp
Trung Quốc. Vì sự thiếu hiểu biết, giới tài chính Âu Mỹ thường cho Việt
Nam và Trung Quốc là “cá mè một lứa”, nên ảnh hưởng xấu này có thể làm
hại đến cơ hội lên sàn Mỹ của các công ty Việt Nam.