ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 106

Chương 18

Kẻ cắp gặp bà già

Vấn nạn lớn nhất của anh trong thời đại kim tiền và đám mây kiến thức
(cloud computing) này là anh chưa định vị rõ ràng vai trò của mình trong
màn kịch của thế giới. Anh sẽ thủ vai kẻ cắp hay bà già? Hay chỉ là một
nạn nhân lương thiện và ngu dốt? Bi kịch sẽ xảy ra khi người nham hiểm
và mê tiền lại không biết làm kẻ cắp hay bà già.

Trong tiểu thuyết hay phim ảnh, những câu chuyện về kẻ cắp đụng phải bà
già có những tình tiết luôn gây thú vị cho người xem. Tuy vậy, những mẩu
chuyện kẻ cắp-bà già xảy ra hàng ngày trong thực tế của đời sống cũng
không kém phần hào hứng. Đây thực sự là những liều thuốc cười cần cho
tim mạch.

Ngân hàng Âu Mỹ và Hy Lạp

Trong những xứ sở đã phát triển có tình trạng tiêu xài bê bối nhất từ chính
phủ đến người dân phải kể đến Hy Lạp. Trước khi gia nhập Liên minh châu
Âu (EU), các ngân hàng quốc tế thường né tránh nợ công xứ này và không
nhà đầu tư nghiêm túc nào có thể tin tưởng vào sự bền vững của đồng
drachma. Chính phủ Hy Lạp luôn luôn thiếu hụt về ngân sách và cử tri Hy
Lạp luôn luôn thiên về các ứng cử viên xã hội (thích quốc doanh hóa các xí
nghiệp thành công và tái phân chia tài sản tư nhân bằng thuế vụ hay bội chi
cho các chương trình chính phủ).

Kết quả sau cùng là một nền kinh tế tụt hậu so với các quốc gia khác ở Âu
Châu và những doanh nhân hay các tài năng về mọi ngành thường có
khuynh hướng rời bỏ Hy Lạp để đi lập nghiệp ở các xứ khác. Những người
còn lại thì tìm đủ mọi cách để bòn rút tiền từ chính phủ và có một câu nói
phổ thông ở đây là: “Nếu bạn đóng thuế thì chắc bạn không phải là dân Hy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.