Ít nhất, các kẻ cắp trong chuyện này, cũng đã “đẩy cây” 330 tỷ đô la cho
người dân các nước Đức, Pháp… đóng thuế trả giùm Hy Lạp.
Chính phủ Mỹ và Trung Quốc
Trong câu chuyện này, thật khó mà biết ai là kẻ cắp, ai là bà già? Kẻ nửa
cân, người tám lạng? Lịch sử bắt đầu khi Mao Trạch Đông nắm quyền ở
Hoa Lục vào năm 1949. Người Mỹ hoảng sợ nghĩ là con rồng Tàu đã trỗi
dậy. Tuy nhiên, vô tình Trung Quốc lại trở thành “đồng minh” của đế chế
Mỹ bằng cách tự kìm hãm mình trong 30 năm dài với một chính sách kinh
tế tập trung và thoái trào. Trong khi những công dân Tàu ở các nước nhỏ bé
như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… học cách làm ăn của Âu Mỹ và
tiến nhanh để bắt kịp người da trắng về thu nhập, thì Hoa Lục lại thoi thóp
với lợi tức không quá 200 đô la mỗi đầu người mỗi năm (1975).
Năm 1972, kinh tế Mỹ gặp khó khăn khi đà phát triển bị tắc tị với chính
sách dầu hỏa của OPEC, với chiến tranh Việt Nam và với một thị trường
nội địa đã bão hòa. Kissinger, đại diện cho nhóm quyền lực Do Thái, thúc
đẩy Nixon bắt tay Hoa Lục để các “kẻ cắp” có cơ hội tiến vào một thị
trường 1,2 tỷ dân. Muốn làm một nhân vật lịch sử và cũng bắt đầu gặp rắc
rối với cử tri vì kinh tế, Nixon hăng hái “mở cửa” Trung Quốc. Ngược lại
Trung Quốc cũng hồ hởi vì đất nước đã quá tiêu điều sau cuộc cách mạng
văn hóa vĩ đại. Vả lại, “bà già” cũng chẳng có gì để mất.
“Bà già” đón nhận rồi tìm đủ thủ thuật để bòn rút và gặm nhấm tiền nong
và công nghệ của “kẻ cắp”. Bà trở thành kẻ cắp chuyên nghiệp. Sau 30
năm, Trung Quốc giữ giá lao công và tỷ giá hối suất rẻ mạt để các nhà tư
bản Âu Mỹ vui vẻ đầu tư và mở cửa thị trường cho hàng hóa Tàu. Các
chính trị gia Âu Mỹ cũng hoan hỉ vì cử tri của họ có một đời sống sung túc
hơn nhờ giá quá rẻ của hàng hóa. Thêm vào đó, tiền Trung Quốc kiếm được
từ xuất khẩu lại quay về Âu Mỹ qua việc mua trái phiếu của các chính phủ
Âu Mỹ và các khoản tiền “rửa” của các đại gia Trung Quốc.