ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 107

Lạp.” Tuy vậy, sự suy sụp của tài chính Hy Lạp không trầm trọng lắm vì nợ
vay của nước ngoài hiếm và tốn kém.

Mọi chuyện đều thay đổi vào năm 2001, sau khi Hy Lạp gia nhập Liên
minh châu Âu (EU) và bắt đầu sử dụng đồng Euro như bản vị chính. Các kẻ
cắp đánh hơi và nghĩ đây là một miếng mồi ngon. Kẻ cắp số một là tập
đoàn Goldman Sachs và các kẻ cắp nhỏ hơn như Credit Lyonnais, Societe
Generale BNP, Deutsche Bank, UBS… chạy theo sau bước chân đại ca
không cần suy nghĩ.

Trước hết, báo cáo tài chính công của Hy Lạp không đủ tiêu chuẩn để thỏa
mãn đòi hỏi pháp lý của EU, nên Goldman Sachs phải tư vấn cho họ cách
thức để giấu nợ và thổi phồng số liệu tốt nhằm mục đích vay tiền qua trái
phiếu. Sau đó, Goldman Sachs phân phối các trái phiếu này cho đàn em là
các ngân hàng Âu Mỹ. Mọi người hạnh phúc. Chính phủ Hy Lạp có số tiền
lớn để tiêu xài thoải mái, người dân và “cò dự án” hưởng bao nhiêu là lợi
ích từ những chương trình tiêu xài ngắn và dài hạn, các ngân hàng Âu Mỹ
thu về bao nhiêu là phí tư vấn và phí phát hành trái phiếu.

Nhưng giống như chuyện tiểu thuyết, ngày vui lúc nào cũng chóng tàn. Mọi
người quên đi một chi tiết rất nhỏ nhặt: nợ đáo hạn thì phải trả. Các kẻ cắp
quên nhắc nhở các quan chức chính phủ điều này, và đa số người dân cũng
nghĩ rằng họ không liên hệ gì đến việc trả nợ khi họ bỏ phiếu chấp nhận
những khoản vay. Nhưng bà già Hy Lạp cũng không vừa. Họ nói với kẻ cắp
là họ sẽ tuyên bố phá sản và để mặc cho các ngài ăn cắp lo liệu.

Các ngân hàng Âu Mỹ sợ tái người. Mất đi hơn 400 tỷ đô la sẽ khiến vài
ngân hàng cỡ lớn đi theo Lehman Bros ra nghĩa địa và các vị giám đốc
ngân hàng sẽ mất công việc, mất nhà, mất xe, mất vợ, mất nhân tình. Họ
thống nhất lại và lobby các chính phủ Âu châu phải bỏ tiền ra cứu trợ Hy
Lạp. Gói tài trợ năm 2010 với 160 tỷ đô la không đi đến đâu, và gói thứ nhì
170 tỷ đô la giữ tình hình tạm yên lúc này. Tuy vậy, với số nợ lên đến 580
tỷ đô la hoặc hơn nữa (khoảng 150% của GDP) và lãi suất hơn 14%, Hy
Lạp sẽ chẳng bao giờ trả nổi hết nợ. Vấn đề có phá sản hay không chẳng
còn là “câu hỏi” nữa, mà đề tài bây giờ là “khi nào thì phá sản”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.