ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 115

thôi. Theo ước tính, nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể
chiếm 30 đến 45% GDP, so với khoảng 8% bên Mỹ. Lý do là tín dụng cá
nhân ở đây không phổ biến như bên Mỹ và các giao dịch tiền mặt lên đến
65% tổng số thương vụ. Giả thuyết này khá thuyết phục vì không ai rờ nắm
được hiện trạng thực hư của con số dự phóng.

Vài thực tế của giả thuyết

Tuy nhiên, một sự kiện nhỏ trong gia đình làm tôi “vấn đáp” lại tiêu đề này.
Bà ô sin trong nhà có một bà chị buôn bán tạp hóa tại một xã nhỏ ở Hậu
Giang. Thương vụ chừng 7 triệu một tháng; và ước tính lạc quan nhất cho
bà một lợi tức khoảng 2 triệu một tháng hay 24 triệu một năm. Bà vừa phải
trốn khỏi xã sau khi không trả nổi số nợ lên đến khoảng 350 triệu. Sự phá
sản của bà tạo phản ứng dây chuyền và sau đó có hơn 20 người phải đi trốn
nợ. Cho đến nay, mọi người liên quan vẫn tìm cách giải quyết là đi vay nợ
thêm từ nhiều thành viên khác của gia đình, bạn bè. Hệ thống “hụi”, nợ trả
góp từ cá nhân, vay mượn từ bạn bè gia đình… từ xưa đã thành một tập tục
phổ thông khắp xã hội, và hệ thống ngân hàng không chính thống này được
nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả.

Chuyện Mỹ và Việt

Tôi nhận thấy ngay khác biệt giữa tín dụng “ta” và “Tây”. Các mạng truyền
thông thường nêu ra khuyết điểm lớn nhất của nền kinh tế Mỹ là tín dụng
cho người tiêu dùng chiếm tỷ lệ quá cao trên tổng số tín dụng của quốc gia
(hơn 30% của 40 ngàn tỷ đô la).

Khi tỷ lệ thất nghiệp vượt 10%, thu nhập để trả tiền nhà, tiền xe, tiền thẻ
(credit cards) không đủ, tạo nên những thất thoát lớn cho ngân hàng. Trong
khi đó, một chuyên gia nói với tôi là ở Việt Nam, phần lớn tín dụng là dành
cho các doanh nghiệp, thay vì cá nhân, nên hiểm họa nợ xấu do ăn tiêu quá
mức khó xảy ra. Ông quên rằng hơn 40% nợ vay ngân hàng là để đầu tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.