vào bất động sản, chứng khoán hay các hoạt động thương mại phiêu lưu
khác, dù mọi người vẫn hay lách luật bằng những tên gọi khác nhau.
Dĩ nhiên, sự tiêu xài của người Mỹ là một vấn nạn; thêm vào đó, các chính
phủ Mỹ đã lợi dụng yếu điểm này của người dân để làm lực đẩy cho GDP,
lấy thuế cho ngân sách, gia tăng quyền lực của quan chức, chi tiêu cho
những phiêu lưu quân sự của đế chế và vay tiền bừa bãi.
Nhưng dù tiêu xài cao, phần lớn nợ tư của các gia đình bị giới hạn vào chỉ
tiêu cho vay của ngân hàng, vì khó mà đi vay từ cá nhân ở Mỹ. Thông
thường, vay nợ để mua nhà được tài trợ khoảng 25% dựa trên khả năng trả
nợ (thu nhập) và ngân hàng cho thêm khoảng 15% cho các nợ xe, nợ thẻ và
các nợ khác. Tóm lại, nếu bạn có 5 ngàn đô la lợi tức mỗi tháng (trừ ra
khoảng 800 đô la thuế) thì số nợ tối đa theo giấy tờ là vào 1.680 đô la mỗi
tháng. Số nợ an toàn là 300.000 đô la cho một căn nhà trả 30 năm với lãi
suất 5,5% và nợ xe, nợ thẻ khoảng 60.000 đô la với lãi suất 10% trung
bình.
Quay lại chuyện Việt Nam, nếu gia đình bà bán hàng nói trên chỉ có 2 triệu
lợi tức, bà chỉ được vay tối đa chừng 30 triệu với lãi suất 20%. Khi bà nợ
đến 11 lần khả năng trả nợ thì sớm muộn gì bong bóng cũng vỡ, dù ở Việt
Nam hay Mỹ. Sự thiếu minh bạch về hệ thống tín dụng và khả năng thu
nhập đã gia tăng rủi ro rất cao. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi một báo cáo về
“hụi” cho thấy hoạt động này khá phổ biến vì tổng số được ước tính đến
22% tổng số nợ của ngân hàng. Ngoài bong bóng bất động sản đã bắt đầu
xì hơi, một bong bong nợ cá nhân khắp xứ sẽ khiến nhiều ngân hàng chao
đảo, vì có rất nhiều người với khả năng vay ngân hàng đã dùng tiền này để
cho vay lại ngoài tư nhân, tìm khoản lời sai biệt.
Các câu chuyện về nợ Việt
Nhiều người cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc nơi nền kinh tế ngầm
cũng rất phát triển và hiện tượng hụi cũng rất phổ thông. Sống ở Trung
Quốc 15 năm qua, tôi nhận xét một điều là nói chung, dân Tàu thực sự cần