Chương 24
Hai chuyện làm ăn bên Mỹ
Người Việt học giỏi và bắt chước rất nhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn
lựa chọn sai lầm các bài học và nền kinh tế đang phải trả giá khá đắt cho
những sai lầm này. Thêm vào những thói hư tật xấu luôn tiềm tàng ở các
thành phần lợi dụng đặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạn của tôi phải
dừng lại ở câu: “Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.”
Lần về lại Mỹ vào tháng 9 vừa qua, tôi ngồi trên máy bay cạnh một đại gia
Ấn Độ thích trò chuyện. Bị ảnh hưởng nhiều của các mạng truyền thông
thích phóng đại, anh ta nói về một xứ Mỹ tàn lụi như một bài điếu văn.
Thất nghiệp, bạo lực, nợ nần, nghèo đói, mâu thuẫn chính trị… tôi cứ nghĩ
là anh đang mô tả xã hội Ấn Độ của chính anh. Sau một tháng thăm gia
đình và tìm cơ hội đầu tư tại Mỹ, tôi xin thưa là tình hình vẫn còn khả quan
hơn tại rất nhiều quốc gia khác. Dù thất nghiệp có lên đến 10%, con số
người còn lại (90% của 300 triệu dân) vẫn có một thu nhập rất cao và GDP
vẫn gấp đôi Trung Quốc với 1,35 tỷ dân.
Đế chế Mỹ đang bước vào hoàng hôn, nhưng đêm dài vẫn còn xa, vài ba
chục năm trước mặt. Trong khi đó, tại những cửa hàng ăn và hộp đêm sang
trọng nổi tiếng, khách vẫn phải xếp hàng chờ hơn cả tiếng. Đêm vẫn còn
dài và tiệc vẫn tràn đầy champagne.
Nắm bắt thời cơ
Tôi chạy lên Pasadena một buổi trưa thăm người bạn cũ nghe nói đang làm
ăn phát đạt. Anh tên Bruce Stuart là một luật sư có văn phòng nhỏ chuyên
về thương nghiệp từ 30 năm qua khi tôi mới quen anh. Hai năm trước, thấy
tình hình bất động sản Mỹ lâm nguy, anh và vài người bạn bỏ ra 5 triệu để
kinh doanh địa ốc. Có lẽ là chuyện hơi ngược đời. Nhóm anh mua lại các
bất động sản đã bị ngân hàng tịch thu và sắp đưa ra phát mãi qua đấu giá để