ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 137

trọng. Họ không muốn nghe một nguyên nhân ngắn gọn: Lạm phát là do
đồng tiền mất giá.

Và hai lý do gây ra tình trạng này cũng rất đơn giản: một, sự vay mượn để
tiêu xài của ngân sách quá cao so với thu nhập qua thuế và đầu tư; hai, việc
in tiền bừa bãi làm tổng cung tiền tăng lên.

Khi tiền mất giá, người ta đổ thừa do người dân mất niềm tin vào đồng nội
tệ khi kinh tế vĩ mô bất ổn. Kỳ thực, người dân rất khôn ngoan. Họ không
tin vào những chuyện không có thực. Hay, nếu nói sự tăng giá hàng hóa là
do đầu cơ, thì tôi không nghĩ là ai có đủ tiền để kinh doanh lâu dài theo
chiến thuật này, trừ khi họ biết chắc là đồng tiền càng ngày càng mất giá.

Khi tất cả các đồng tiền đều mất giá, nhất là đô la Mỹ, thì vàng sẽ lên giá.
Điều đó không bao giờ thay đổi. Nếu lấy vàng làm bản tệ (kim bản vị) và
nhìn lại mấy chục năm qua, ta mới thấy trong thực tế, hàng hóa đã xuống
giá vì cung vượt qua cầu, nhất là thời điểm Trung Quốc trở thành “cơ
xưởng của thế giới”.

Giá trị lâu dài của vàng

Trong một bài viết ba năm trước, tôi có so sánh giá cả hàng hóa và vàng.
Lần đầu tiên tôi qua Mỹ vào năm 1963, giá vàng là 35 đô la một lượng.
Một chiếc xe Mustang mới của hãng Ford tốn 3.300 đô la, tức khoảng 100
lượng vàng; giá một căn nhà trung bình là 14.000 đô la hay khoảng 400
ounces vàng; giá 1 ổ bánh mì là 22 cents (1 ounce vàng mua được 150 ổ
bánh mì). Năm nay, giá vàng lên 1.800 đô la một ounce, tôi có thể dùng
100 ounces để mua 6 chiếc xe Mustang, căn nhà trung bình sẽ tốn khoảng
230.000 đô la, tương đương 130 ounce vàng thay vì 400 ounce, và với 1
ounce vàng tôi sẽ mua được khoảng 1.300 ổ bánh mì. Có nghĩa là trong khi
tiền đô la mất giá trầm trọng, mãi lực của tôi lại gia tăng đáng kể so với số
vàng tôi giữ suốt 48 năm qua.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.