Túi tham của quyền thế
Từ đế chế Trung Quốc đến Ai Cập và sau đó La Mã, Anh, Mỹ... giới quý
tộc và chính trị gia giàu có luôn luôn bận rộn suy nghĩ tìm những thủ thuật
và phù phép để có “những bữa ăn miễn phí” dâng lên từ tầng lớp nghèo
hèn. Nếu nhìn vào cốt lõi, đây là một hình thái “ăn cắp”, nhưng được che
đậy bằng những mỹ từ cao đẹp và văn hoa, giống như một bộ quần áo thời
trang đắt tiền của Louis Vuitton sẽ che đậy những mục nát của thân thể béo
phì, làm mờ mắt người qua lại.
Xã hội ngày nay dù có tiến bộ cũng không dễ gạt bỏ nổi lòng tham “ăn
free” vốn đã mọc rễ trong lòng người 10 ngàn năm qua. Chuyện kiếm tiền,
càng nhanh càng nhiều càng tốt là một đề tài thời thượng, hấp dẫn và lan
tràn khắp mọi mạng truyền thông từ tin thời sự trên báo đến những câu
chuyện ở quán cà phê, những bài giảng trong lớp học.
Trong dư luận, không thiếu những chuyện thích bắt chước lẫn nhau, không
đóng góp một công sức gì cho xã hội nhưng tìm đủ mọi cách để bòn rút, ăn
cắp. Hiện tượng phổ biến đến nỗi không ai còn cảm giác ngạc nhiên hay
phẫn nộ khi bị lộ diện.
Miễn phí thời hiện đại
Năm 2008, các chính phủ Âu Mỹ (và sau đó toàn thế giới) phát động
chương trình kích cầu chống suy thoái, nhưng thực sự đây chỉ là một hình
thức ăn cắp tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng và các nhà đầu tư lớn,
có thế lực chính trị. Khi khó lấy tiền thuế trực tiếp của dân, các chính phủ
đã tìm những mánh khóe ly kỳ hơn... như đi vay bừa bãi để thế hệ sau phải
gánh nợ chồng chất, hay in thêm tiền để gây lạm phát (anh có 10 đồng, tôi
muốn lấy 2, tôi chỉ việc làm cho tiền mất giá 20% là anh đã bị móc túi mà
không hề hay biết).
Có quốc gia còn hay hơn nữa, họ giữ lãi suất ngân hàng dưới 2% trong suốt
30 năm để lấy tiền tiết kiệm của dân cho các tập đoàn nhà nước vay kinh