Chương 8
Con ve và đàn kiến
Những ngày ở tiểu học, thập niên 50, mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câu
chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về “Con ve và đàn kiến”. Chuyện kể là
con ve chỉ thích ca hát suốt các ngày hè tươi đẹp còn đàn kiến cần cù lo
chuyển chỗ dự trữ lương thực và xây tổ đề phòng cho những ngày đông
lạnh giá. Con ve thật sự tỉnh ngộ và cay đắng khi phải đến tổ kiến sau đó để
xin ăn và chỗ ở. Chuyện là một mô hình luân lý của tính khôn ngoan, ham
làm việc và biết lo xa của đàn kiến so với những thói hư tật xấu của loài ve
ham chơi.
Kinh tế ve và kiến
Gần đây, kinh tế gia Martin Wolf nhắc lại câu chuyện ve kiến này và lái đến
chủ đề về các nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, “kinh tế con kiến” được thể
hiện bởi các quốc gia chăm chỉ sản xuất và biết tiết kiệm như Đức, Nhật,
Trung Quốc; trong khi “kinh tế con ve” tượng trưng cho sự tiêu thụ, nợ nần
và hoang phí của các quốc gia như Mỹ, Anh và Hy Lạp.
Nhưng liên quan giữa kiến và ve có một hệ số mới của thời hiện đại: để tiếp
tục tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho đàn kiến, các kinh tế “kiến” đã
phải cho các quốc gia “ve” vay nợ rất nhiều để ve tiếp tục tiêu thụ hàng hóa
của kiến. Đến lúc này, ve không còn nhiều khả năng trả nợ và đàn kiến lại
thực sự có vấn đề. Tiếp tục cho vay thì tờ giấy nợ sau này sẽ bị mất giá
trầm trọng; mà không cho vay, thì nền kinh tế của mình bị suy sụp thảm hại
vì không xuất khẩu được. Khổ nhất là con kiến Trung Quốc, đàn kiến quá
đông, không có việc làm cho chúng mà để cho chúng ăn không ngồi rồi thì
sẽ mời gọi nhiều bất ổn xã hội trầm trọng.
Dĩ nhiên đây là nguyên tắc mà các doanh nhân đều biết rõ: nếu bạn nợ ngân
hàng vài trăm triệu đồng thì đây là vấn nạn của bạn; nhưng nếu bạn nợ