ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 38

ngân hàng vài ngàn tỉ đồng, thì đây là vấn nạn của ngân hàng.

Xã hội ve và kiến

Chuyện con ve và đàn kiến không những chỉ biểu hiện qua các nền kinh tế
thế giới mà còn hiện diện ở khắp các tương quan trong các tầng lớp của
từng nền kinh tế hay ngay cả trong nhiều gia đình và xã hội. Trong một bài
viết trước đây về Tư bản và dân chủ (Chương 6) tôi đã phân tích về những
con kiến tư bản cần cù làm việc đầu tắt mặt tối ở Mỹ để đóng thuế. Sau đó,
chính phủ lại phân phối các khoản tiền thuế này cho các thành phần nghèo
kém. Mức thuế ở Mỹ cao đến nỗi một người đi làm phải đóng thuế chỉ để
nuôi một người Mỹ khác không đóng góp gì cho ngân sách quốc gia.

Tôi không bàn về khía cạnh đạo đức, nhưng việc lạm dụng các phúc lợi xã
hội của các thành phần ăn không ngồi rồi quả là một hiện tượng về ký sinh
trùng của kinh tế Âu Mỹ. Số lượng các con ve hay ký sinh trùng này, kể cả
các quan chức nhà nước và các chính trị gia, tăng trưởng rất nhanh chóng
(vì ai cũng tham lam) và số lượng cũng như tinh thần năng động của đàn
kiến Mỹ càng ngày càng suy sụp. Thu thuế không đủ để tiêu xài, các chính
phủ Âu Mỹ còn đi vay mượn khắp nơi, nhất là Nhật và Trung Quốc, để sự
thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Xã hội Trung Quốc

Trong khi nền kinh tế tư bản Mỹ bị các thành phần nghèo kém, hưởng phúc
lợi xã hội, không sản xuất lợi dụng tạo nên suy thoái dựa trên chủ nghĩa dân
chủ; thì tại Trung Quốc, cơ chế xã hội đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có,
đầy quyền lực và rất tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài
nguyên do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo
nên.

Không những sử dụng nhân công giá rẻ từ các huyện xã nghèo, các con ve
Trung Quốc còn lợi dụng bộ máy hành chính để trưng dụng đất đai thôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.