Ông Trần Sĩ Chương: Cái giỏi là ở chỗ, chỉ có chừng đó tiền, nhưng làm
sao vẫn duy trì được bữa ăn ngon, đủ chất.
TS. Alan Phan: Điều đó còn phụ thuộc bà nội trợ không chỉ giỏi chi tiêu
mà còn phải biết chế biến món ăn cho ngon nữa, dù chỉ có rau dưa. Trong
hoàn cảnh eo hẹp khó khăn như hiện nay, không biết các kinh tế gia của
chính phủ có giỏi nấu ăn không?
Nhà báo Thu Hà: Vậy theo quý vị, định hướng kinh tế quốc gia cần được
thiết kế như thế nào để có thể đạt đến mức ổn định và bền vững làm cơ sở
để người dân có thể hạnh phúc?
TS. Alan Phan: Tôi đồng ý với ý kiến của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, nên
bắt đầu bằng cách để người dân nói. Hãy cứ để người dân đưa ra giải pháp,
còn anh có làm hay không đó lại là chuyện khác; làm rồi có đụng chạm đến
ai hay không, lại là chuyện khác nữa.
TS. Nguyễn Tường Bách: Các chính phủ nên tìm hiểu trong xã hội hiện
nay, đâu là mầm mống bất mãn, đó là điều quan trọng nhất. Các nhà chính
trị có thể nhìn đủ thứ chuyện, thí dụ GDP, nhưng nhà chính trị sáng suốt thì
phải hiểu rõ đâu là sự bất mãn xã hội. Về nguyên nhân của bất mãn thì nạn
độc tài, tham nhũng và khoảng cách giàu nghèo, như ở Tunisia, là những
cái cớ khiến dân chúng bất mãn.
Ngoài ra, còn là vấn đề thiện và ác. Ngày nay, người ta rất sợ nếu cái ác lan
tràn.
Như vậy, để xã hội giảm thiểu bất mãn, chính sách quốc gia phải làm sao
đối trị được 3 vấn đề: tham nhũng, phân biệt giàu nghèo, bất thiện lan tràn.
Tôi đồng ý với anh Trần Sĩ Chương, nhà nước phải mạnh dạn thiết lập
những bộ phận có nhiệm vụ báo động. Giống như người phi công, khi có
chuyện trục trặc thì đèn đỏ phải bật lên để báo động cho mình. Cái này chỉ
có Nhà nước mới làm được, chỉ có Nhà nước mới xác lập được bộ phận
cảnh báo đó.
Ông Trần Sĩ Chương: Điều đó phụ thuộc vào mức độ quan tâm của người
lãnh đạo. Người có tâm thì khi thấy người khác đau họ sẽ trăn trở, thắc mắc