con cái được nối ngôi, dù phải trả giá cao đến bao nhiêu, từ giá hạnh phúc
cho gia đình mình đến giá xã hội cho nhân dân đang đói nghèo ngoài dinh
thự.
Qua đến Á Châu, tập tục cha truyền con nối còn phổ thông hơn các nơi
khác vì triết lý Khổng Mạnh (quân sư phụ) đi theo các chế độ phong kiến
vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong xã hội.
Ở Đài Loan, khi Tưởng Giới Thạch qua đời, con trai ông là Tưởng Kinh
Quốc thay thế nắm quyền lãnh đạo đến năm 1988. Tại Trung Quốc, thống
kê của chính phủ khi loan báo đã làm sôi nổi mạng lưới Net là sự kiện 90%
các tỷ phú (US đô la) mới của Trung Quốc theo danh sách Forbes 2009 là
“con ông cháu cha” của các cựu lãnh tụ trung ương hay còn gọi là các
hoàng tử đỏ (princelings). Tuy vậy, có sự khôn ngoan hơn các xứ khác: họ
cho con cái thay đổi tên họ để tránh sự nhận biết quá rõ ràng về những liên
hệ gia đình.
Ngay cả một xứ dân chủ tự do như Mỹ, ông George W. Bush đã dùng bộ
máy tranh cử và cố vấn của cha để tranh cử và đắc cử Tổng thống vào năm
2000 và 2004. Trong lịch sử Mỹ, dù không kế vị trực tiếp, nhưng Tổng
thống John Quincy Adams là con của cựu Tổng thống John Adams. Những
gia đình khác có sự tập trung quyền lực chính trị nổi tiếng của Mỹ là gia
đình Kennedy ở Massachusetts, gia đình Daley ở Chicago, gia đình Brown
ở California… Nhưng phải công bằng mà nhận định là các người con chính
trị gia ở Mỹ phải trải qua những kỳ vận động tranh cử rất mệt nhọc để kiếm
phiếu từ người dân, chứ không được trao vương miện bằng một sắc lệnh
như tại các xứ khác.
Đừng dạy dân khôn hay giàu
Dĩ nhiên, người dân thường không ngu dốt đến độ không nhận ra những áp
đặt bất công và phi lý này. Tuy nhiên, cả mấy chục năm nay, những người
dân ở Ai Cập, Tunisia hay Algeria quá nghèo, lay lắt với miếng cơm manh
áo để lưu tâm đến những trò bịp bợm. Nghịch lý là chỉ khi Ai Cập, Tunisia