hội, kinh tế hay chính trị, dù là địa phương hay toàn cầu. Thế giới phẳng và
một xã hội đại đồng bình đẳng là một hoang tưởng rất thời thượng của ông.
Máy tính, Internet, điện thoại di động và các dụng cụ công nghệ thông tin
quả đã tạo nên một cuộc cách mạng vĩ đại về kiến thức và thông tin với tốc
độ, tầm cỡ và chức năng. Nhưng thế giới sẽ vẫn là thế giới ta đã quen biết
suốt 5.000 năm lịch sử: rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớp xã hội: giàu và
nghèo, học thức và vô học, đạo đức và bất lương, thôn quê và thành thị,
quốc gia phát triển và quốc gia nghèo đói. Thực sự, công nghệ thông tin lại
có khả năng làm gia tăng sự cách biệt này: người biết sử dụng IT sẽ khôn
khéo dùng lợi thế cạnh tranh này của mình để kiếm tiền, kiếm quyền và đặc
lợi nhiều hơn so với đám đông còn bỡ ngỡ.
Vào khoảng 1885, Karl Benz sáng chế ra chiếc xe hơi hiện đại thay thế cho
cỗ xe ngựa và cùng thời điểm, James Maxwell đưa ra lý thuyết để thế giới
có được máy phát thanh (radio). Nếu ông sinh ra ở thời này, Friedman cũng
sẽ dễ dàng đưa ra lập luận về một “thế giới phẳng” vì hai phát minh này
cũng đã đem nhân loại đến gần nhau hơn. Thế nhưng, sau đó, ai cũng biết
thế giới đã KHÔNG phẳng với những sáng chế diệu kỳ về xe hơi, về radio,
về TV, về máy in... Tôi cũng xin báo cho các bạn trẻ là thế giới cũng sẽ
KHÔNG phẳng sau sự lan tỏa toàn cầu của mạng lưới Internet.
Lý tưởng công bằng xã hội
Sự yêu thích hình tượng và viễn ảnh của một thế giới phẳng có lẽ bắt nguồn
từ sự ao ước của rất nhiều nhà trí thức trẻ (trong đó có người viết bài này)
với một con tim tha thiết về một xã hội công bằng, không có khác biệt giữa
giàu nghèo, giai cấp hay phân khúc. Một thế giới đại đồng của những người
bình đẳng về mọi khả năng và quyền lợi. Cuộc thí nghiệm vĩ đại nhất lịch
sử đã diễn ra ở Liên Xô và Trung Quốc hơn 70 năm. Ngày nay, tại hai xã
hội này, sự cách biệt về giàu nghèo (theo chỉ số Gini) thuộc loại cao nhất
trong 10 hạng đầu của thế giới (Top Ten).