điên đầu một tập đoàn đa quốc gia nhiều kinh nghiệm, quản lý bài bản; do
đó, rất dễ dàng nhấn chìm một vài doanh nghiệp cỡ lớn của Việt Nam, nhất
là khi ban quản lý lái cẩu thả, coi thường những rắc rối pháp lý. Chuyện có
thể đơn giản khi ngồi nhậu ở quê hương với những đàn em, ra chỉ thị cho
chúng phải đi gặp “anh lớn đỡ đầu” để giải quyết những vướng mắc tranh
tụng. Khi ra biển lớn, không hiểu luật lệ, tự tin vào những phán đoán chủ
quan của mình là sẽ đối diện, không sớm thì muộn với những hiểm họa
sống còn.
Gần đây nhất, có lẽ không ai quên là sự tùy thuộc vào một nhà thầu phụ
(Transocean) trong giàn khoan dầu ngoài khơi vịnh Mexico đã làm tập
đoàn dầu khí BP tốn hơn 34 tỷ đô la và suýt làm khánh tận một công ty lâu
đời (102 năm) trong 3 tháng ngắn ngủi.
Có 1001 cách mất tiền ở biển lớn, từ bị lừa đảo đến bị thua kiện. Nhiều vụ
việc không thể tránh được, nhưng nếu doanh nhân biết thay đổi tư duy và
phương thức quản lý của mình thì sẽ giảm thiểu tối đa những rắc rối về
pháp lý hay những tình huống “ngậm đắng nuốt cay”.
Phải sẵn sàng bỏ tiền thuê tư vấn
Nhiều doanh nhân Việt Nam rất hồ hởi khi chi tiêu ăn nhậu hay bỏ tiền mua
quà cáp, nhưng lại rất keo kiệt khi phải trả tiền phí tư vấn. Phần lớn xem
các chuyên gia tư vấn là những người bán nước bọt, không xứng đáng với
những phí đòi hỏi, và cố gắng tìm mọi cách để nhận các khuyến nghị gần
như miễn phí. Tư duy này sẽ thu hẹp sự hiểu biết và các quan hệ cần có khi
giao tiếp với đối tác hay khách hàng nước ngoài. Thêm vào đó, chi phí tư
vấn, nhất là về pháp lý, là một khoản chi tiêu thường không đem lại một lợi
nhuận nào, nên phần lớn ban quản lý các doanh nghiệp rất lơ là. Thay vì lên
kế hoạch phòng ngừa những rắc rối pháp lý có thể xảy đến, họ có khuynh
hướng đợi đến khi bị kiện rồi mới phản ứng. Việc này khiến tình huống trở
nên tồi tệ hơn.