ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 94

là một xã hội khép kín trên nhiều lĩnh vực, không riêng gì kinh tế hay
chính trị.

Vào thập niên 70, doanh nhân Trung Quốc còn nghèo và thiếu hụt đủ
mọi thứ, nên họ hồ hởi mở rộng mọi cánh cửa đón chào doanh nhân
nước ngoài. Hiện nay, họ đã có vốn, chỉ thiếu công nghệ mũi nhọn cao
và thương hiệu quốc tế, nên đây là hai lĩnh vực duy nhất họ mời chào.
Không có hai món này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hứng chịu rất
nhiều rào cản xã hội và thủ tục pháp lý, từ địa phương đến trung ương,
để bảo đảm họ sẽ thua các đối thủ Trung Quốc.

Dù văn kiện WTO không cho phép những cạnh tranh trái phép này
trên giấy tờ, nhưng ai cũng hiểu rõ thực tế về kinh doanh ở Trung
Quốc. Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền trí tuệ, không
đạo đức kỷ cương và quyền lực tham nhũng của các quan chức Trung
Quốc là mặt trái những câu chuyện thần kỳ cho lịch sử phát triển của
Trung Quốc.

Dù là đồng minh và láng giềng hữu hảo của Trung Quốc, tôi tin chắc
doanh nhân Việt có zero cơ hội để làm ăn tại Trung Quốc.

Ngoài đạo đức, ông nghĩ doanh nghiệp phải có trách nhiệm gì với xã hội
xung quanh?

Dĩ nhiên. Sự hài hòa với môi trường và con người xung quanh phải là
một mục tiêu quan trọng để có sự phát triển bền vững. Doanh nhân
cũng cần những cầu nối mật thiết với xã hội để tìm thanh bình cho nội
tâm. Không ai là một ốc đảo riêng biệt.

Tuy nhiên, phải ghi nhớ một điều: muốn giúp người nghèo, thì đừng
bao giờ trở thành một người nghèo. Nếu yêu kẻ yếu thế thất học thì
đừng làm kẻ thất bại. Xã hội quanh ta cần người giàu có thành đạt, dù
chỉ để làm một gương sáng, hơn là có thêm một người nghèo và thất
chí.

Quay về với cá nhân ông. Nghe nói cách nay 36 năm, ông rời Việt Nam qua
Mỹ lần thứ nhì, trong túi vẻn vẹn chỉ có 600 đô la. Ông đã gặp may hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.