Nhưng một ngày đẹp trời nào đó, không xa lắm, chúng ta đều phải đối
diện với thực tại, và tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽ tệ hơn những gì đã
xảy ra trong năm 2008 nhiều.
Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng với một nền kinh tế
còn rất nhỏ và nặng về nông nghiệp, tiểu thương, chúng ta có thể vẫn
còn giữ được tinh thần lạc quan.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy, liệu giải pháp nào sẽ giúp ích nhiều cho
doanh nhân Việt Nam?
Trước hết, phải nhận thức rõ là các điều kiện kinh tế vĩ mô có ảnh
hưởng nhưng không là yếu tố chính trong việc kiếm tiền. Thu nhập
của một doanh nghiệp tùy thuộc nhiều hơn vào khả năng nắm bắt cơ
hội, sức sáng tạo và tầm nhìn của ban quản lý. Thị trường Âu Mỹ có
suy thoái thì cũng lớn rộng gấp ngàn lần thị trường nội địa, đồng nghĩa
là cơ hội cũng gấp ngàn lần. Doanh nhân Việt phải có đủ can đảm và
bản lĩnh để “hướng ngoại” và đi tìm cơ hội.
Đây là một quy trình khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và kiên nhẫn.
Khi ra nước ngoài, các doanh nhân sẽ phải bỏ lại một yếu tố quan
trọng là các quan hệ và thói quen đã tạo thành công cho mình ở quê
nhà. Tạo dựng làm ăn trong một môi trường mới sẽ là thử thách lớn
lao mà chỉ những “nhà vô địch” mới vượt qua đích.
Bù lại, sự thành công nơi nước ngoài, ở một sân chơi bằng phẳng, sẽ
là một minh chứng hùng hồn cho kỹ năng quản trị của mình và một
tương lai bền vững hơn cho doanh nghiệp, cũng như một bảo đảm
chắc chắn hơn về tài sản.
Còn thị trường Trung Quốc thì sao? Họ ngay sát Việt Nam và có nhiều
tương đồng?
Tôi đã sống và làm việc tại Trung Quốc hơn 14 năm nên tôi hiểu rõ
quan niệm kinh doanh của người Trung Quốc. Không như Âu Mỹ, đây