Nhưng quan trọng hơn hết, với tôi, họ chưa tạo dựng được một văn
hóa đạo đức kỷ cương, cho cá nhân mình và doanh nghiệp của mình.
Dù đang thành công, họ sẽ không đủ “phần mềm” để đi xa.
Ông nghĩ thế nào về việc doanh nhân Việt luôn xếp đầu bảng trên thế giới
về tinh thần lạc quan?
Dù tinh thần lạc quan có thể ảnh hưởng đến những kết quả kinh
doanh, đây không phải là một đơn vị đo lường dễ dàng và nó tùy thuộc
rất nhiều vào những nhận thức chủ quan nhiều thiên kiến. Nó có thể
gây ra nhiều tác động tiêu cực cũng như tích cực.
Tôi nghĩ mọi doanh nhân nên chú tâm đến việc đào tạo kỹ năng, kinh
nghiệm và kế hoạch của mình hơn là tùy thuộc vào những yếu tố ngoài
tầm kiểm soát.
Cùng đối diện với một tình thế, nhận thức của mỗi người cũng rất
khác biệt, thể hiện qua câu chuyện khôi hài sau:
Bà mẹ tố cáo nàng dâu: “Trong khi mày đi làm xa, con vợ mày ở nhà
quá sức lăng loàn. Nó ngủ với hơn nửa đàn ông của thị trấn này.” Sau
khi trầm ngâm suy nghĩ, ông con trả lời: “Nghĩ cho cùng, thị trấn này
cũng không lớn lắm.”
Trở lại chuyện lạc quan cho tương lai, ông nghĩ thế nào về kinh tế Việt Nam
năm 2011 và về sau?
Không riêng gì ở Việt Nam, mà tất cả kinh tế thế giới vẫn chưa giải
quyết được những vấn nạn lớn lao đã gây ra cuộc suy thoái toàn cầu
vào năm 2008.
Nợ xấu địa ốc, cán cân thương mại, nợ công ở Mỹ; nợ công và suy
thoái ở Âu Châu và Nhật; bong bong tài sản và đầu tư bừa bãi tại
Trung Quốc. Qua những gói kích cầu, các chính phủ đã dồn rác rưởi
xuống thảm (swept under the rug) hy vọng người dân sẽ quên đi
chuyện khó ngửi này. Biện pháp có đôi chút thành công, tạo nên ảo
tưởng hồi phục.