Ốc Vặn, thằng Nạy thằng Đực bơi lặn giỏi không thua gì bọn Xin Xít, Rô
cờ..
Mỗi lần cầu ao có tiếng khua động là lũ cá bốn phía nháo nhào xô đến.
Các bé Mài Mại, Cân Cấn, Hạt Bòng, Rô Don…nhảy vào cả rổ rau, rá gạo
mà đớp mồi. Các chị các má phải kêu lên:
- Cái tụi cá con này chúng dạn mới ghê chứ!
Mỗi lần thấy các cô gái lội xuống ao vớt bèo, tụi ua mới lột vỏ từ các
hang, ngách mò ra, nghịch ngợm đưa càng cắp ngòn chân, bắp chân các co,
cắp nhẹ thôi như kiểu chó con, mèo con cắn đùa. Các cô kêu dãy nảy và
cười rúc ra rúc rích…
Ngày ấy…về mùa mưa, nước ao theo nước kênh mương dềnh cao, mấp
mé tràn bờ. Họ hàng nhà Mương, nhà Chày tha hồ họp đàn nổi lên mặt ao
nhóp nhép hớp mồi. Các bé Cân Cấn, Đòng Đong, Rô Don…tha hồ tung
tăng bơi lượn, chơi đuổi bắt, trốn tìm, hoặc chia làm hai phe đánh trận giả.
Các cô Trôi dậy thì đua nhau đánh đuôi khoe dáng, các chú Chép tơ thi
nhau tung cao mình khỏi mặt nước khoe sức. Mùa hè mưa rào, các chị
Chép, chị Chuối đến kỳ sinh nở tha hồ vật đẻ ầm ĩ suốt đêm trong các lùm
rong đuôi chó, rong liễu sát ngay bờ…
Ngày ấy…theo lời các cụ già, cuộc sống Ao Cây Sung yên ả, thanh bình
như bài thơ kể chuyện ao hồ, đồng nội…
Nhưng rồi đến một hôm, có một bọn người “áo quần rằn ri”, “mặt mày
dữ tợn” mà bà con lối xóm gọi chung một tiếng là quân Mỹ ngụy đã kéo
đến chiếm cái làng có ao Cây Sung, cùng với bao nhiêu làng thôn xa gần
khác. Thấy chúng mặc thứ áo quần màu xanh, loang lổ giống lông chim Bói
cá - bà con dàn ao Cây Sung mới gọi chúng là bầy “ Bói cá rằn ri”.
Mới đầu không ai hiểu có chuyện gì xảy ra với dân làng nhưng bà con ao
Cây Sung cứ nơm nớp lo sợ không dám nổi lên mặt nước thả tăm, hớp mồi
như mọi bữa. Họ lặn hết xuống đáy ao, nép bụng sát bùn hoặc chúi đầu vào