4.
Đến ngày thứ năm thì hai người bạn tù cô đơn ấy đã trở thành bạn bè.
Mi-cla-sốp rõ ràng là đã có cảm tình hơn với người bạn tù và, về phần
mình, Pê-tơ-rô dần dần cũng tỏ ra hết ngờ vực anh. Khi chỉ có hai người bị
cầm tù ngồi với nhau suốt ngày quanh bốn bức tường, chẳng thể trông và
gặp được ai thì họ không thể im lặng mãi được. Nỗi bất hạnh chung làm
con người trở nên dễ gần gũi nhau. Thoạt tiên họ nói với nhau những việc
linh tinh, về sau dần dần nảy sinh những cách nhìn nhận có vẻ hợp nhau
hơn. Họ cùng nhớ lại cuộc sống trước chiến tranh, kể cho nhau nghe những
cuốn sách đã đọc, những bộ phim đã xem…
Vào buổi tối hôm thứ năm khi đã quen nhau, lúc đang nằm trên tấm ván
chung khe khẽ trò chuyện. Pê-tơ-rô bỗng bảo:
-Này, mình biết cậu từ hồi chưa chiến tranh cơ đấy, hay nói đúng hơn là
trước chiến tranh mấy ngày. Cậu là võ sĩ quyền Anh, phải không nào?
-Đúng, mình là võ sĩ quyền Anh.-Mi-cla-sốp không ngần ngại gì cả, trả
lời một cách thành thật, nhưng trong lòng lại hoàn toàn không ngờ câu
chuyện lại xoay nhanh như vậy nên anh thầm cảnh giác.-Ở đâu? Cậu biết
hoặc thấy mình ở đâu?
-Ở công viên Pi-tê-rơ-gốp. Sau ngày Một tháng Năm, bọn mình đến
tham quan và tối xem thi đấu quyền Anh ở đấy luôn.
Pê-tơ-rô kể lại chi tiết là họ gồm ba người-ba đoàn viên Côm-xô-môn-
được thưởng một chuyến đi thăm Lê-nin-grát: anh ta đi nhiều đến mõi nhừ
cả chân và chuyến đi “thưởng” ấy đã gây bao ấn tượng không thể nào quên
trong họ: họ được đến điện Xmôn-nưi, thăm điện Mùa Đông, bảo tàng nghệ
thuật Er-mi-ta-giơ và bảo tàng Mỹ thuật Nga. Anh ta kể chi tiết đến nỗi làm
tiêu tan mọi hoài nghi trong lòng Mi-cla-sốp.
-Buổi tối họ phát cho mình vé đi xem đấu quyền Anh. Hai cậu kia từ
chối còn mình thì đi. Pê-tơ-rô kể tiếp,-Mình vốn rất thích quyền Anh, bản
thân có tập đôi chút, nhưng chỉ biết võ vẽ, chứ đừng hòng nói đến chuyện