chân tay Li-đa-ve-ta bải hoải, mỏi nhừ toàn thân, đau ê ẩm ba bốn ngày
mới lại sức. Còn bà Mác-ta thì hình như được tạo nên từ sắt thép, chẳng
thấy kêu ca phàn nàn gì cả mà trái lại, sau những buổi làm việc nặng nề ấy
về tới nhà bà lại cứ luôn tay luôn chân, nào dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nào
bổ củi, làm vườn.
-Con nói là bác ấy cho con à?-Li-đa-ve-ta hỏi con.
-Vâng ạ!
-Thế con có cảm ơn không?
-Có ạ!
Chú bé Vát-ca sáu tuổi, bạn láng giềng của An-đriu-sa xuất hiện nơi
hàng rào. Chú bé có khuôn mặt sáng sủa, thông minh. Tuần trước gia đình
chú vừa được tin đau buồn-bố chú vừa hi sinh… Vát-ca ra hiệu gọi An-
đriu-sa:
-Mẹ ơi cho con đi chơi nhé?-An-đriu-sa hỏi và ngước mắt nhìn mẹ.
-Ừ, con đi đi!
Li-đa-ve-ta đưa mắt nhìn theo hai chú bé. Chiến tranh chẳng vừa chúng
ra. Anh ấy vừa nhập ngũ được ít lâu, cứ như là vừa đi đâu đó ra khỏi nhà.
Mấy ngày này mẹ Vát-ca gầy sọp và xanh hẳn đi trông như người mất hồn.
Chị đi tha thẩn, thầm lặng như người câm. Không đau buồn sao được!
Trong tay còn ba đứa con thơ dại. Vát-ca là con út. Trước đây chị là người
vui tính, mau mồm mau miệng nhất đội. Bà Mác-pha đã phải buồn rầu thốt
lên là “Bà già đau khổ” và quyết định nhận chị ấy vào đội bốc xếp.
Lod cúi mình trên chậu giặt, đổ chậu nước xà phòng và thay nước sạch.
Mải làm, chị không để ý đến tiếng xe ô-tô ngoài cổng mặc dầu đường này ít
xe qua lại. Nhưng tiếng xe phanh kít ngoài cửa khiến chị ngẩng lên nhìn.
Một chiếc xe con màu đen đỗ ngay trước cổng hàng rào. Lại có người đến
gặp mình. Một quân nhân lạ mặt bước xuống xe và đi về phía cổng.
-Chị ơi, cho tôi hỏi, đây có phải là nhà chị Mi-cla-sốp không?
Li-đa-ve-ta vội lau tay vào tạp dề.
-Vâng, ở đây đấy ạ.