thác cho nhưng rồi không còn lúc nào rảnh nữa, bây giờ lại phải lên ban
tham mưu mặt trận ngay.
-Rõ, thưa đồng chí Ni-cô-lai Ga-vri-lô-vích.
-Ấy, không phải là công tác mà đây là việc riêng, nhờ anh giúp trên tinh
thần bạn bè thôi,-Gần Lu-ga hình như có một đội sinh viên đang đắp tuyến
phòng thủ.
-Vâng, có đấy. Hình như ở phía tây đại lộ đang đắp tuyến chống tăng,-
Xtếp-ni-ắc nói: Hầu như toàn nữ cả-còn nam thì ở tuyến trước xa hơn.
-Trong đó có cô cháu gái tôi, sinh viên năm thứ nhất, tên là La-ri-xa. La-
ri-xa Pô-pu-ga-e-va, con ông anh tôi.-Tê-lê-va-rốp rút trong ví ra hai tờ ba
mươi rúp.-Có ai ra đấy, anh gửi cho cháu. Khi đi nó chỉ mặc áo khoác
mỏng tựa như đi dạo chơi ấy. Anh nhắn hộ là phải mua chiếc áo ấm mà
mặc.
-Có thể gửi cho cô ấy bộ quân phục được không?-Xtếp-ni-ắc vừa hỏi vừa
như đề nghị.-Kho quân trang đang được giải tỏa gấp, cấp một vài bộ thì có
gì là khó… Mặc quần áo lính sẽ làm việc dễ hơn.
-Nếu không có gì khó khăm, tùy anh giải quyết.-Tê-lê-va-rốp đồng ý và
bắt tay Xtếp-ni-ắc lần nữa.
Chiếc xe chuyển bánh. Như thường lệ, người lái xe ngoảnh nhìn Tê-lê-
va-rốp, hỏi câu quen thuộc:
-Đi đâu ạ?
-Về nhà.
Lái xe đã hiểu rõ “về nhà” không có nghĩa là về nhà riêng ở Lê-nin-grát,
mà là về ban tham mưu mặt trận-ban đặc biệt. Anh cho chiếc “Em-ca” cũ
kỹ rẽ ra đường lớn len lỏi giữa đoàn người dày đặc trên đường cái, tìm cách
vượt ra ngoại ô Lu-ga.
-Dừng lại, Mi-sen.-Tê-lê-va-rốp bỗng bất thần đề nghị.
Anh lái xe hãm phanh. Anh biết rằng, thủ trưởng của anh sẽ chất đầy
người đang chạy giặc vào chiếc “Em-ca” này, và do đó, máy sẽ gầm lên vì
quá tải. Biết không thể công khai phản đối được, anh chỉ làu bàu phản ứng.