ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 176

người có tâm linh tiến hóa - tâm linh Phật, cái mà ta mong muốn giáo hóa
cho muôn dân. Và khi con người đã đạt tới tâm linh tiến hóa thì tự thân nó
đã là một sức mạnh lớn lao; cả cộng đồng dân tộc có trình độ tâm linh tiến
hóa thì đó là một sức mạnh siêu thần nhập hóa. Đây là sức mạnh vừa để an
dân vừa để giữ nước, cái mà Đại Việt ta đang cần.

Vua Thái tông sung sướng như người vừa mở được một đại công

án

[74]

.

Ngài tự nhủ, ta viết cái gì cũng đều nhằm mục đích giáo hóa trăm họ,

là những thường nhân. Thế thì phải viết thế nào cho người dân ít học, hễ
nghe được là hiểu liền. Vậy không có hình thức nào hơn là phổ thuyết.

Khi đã định được đường hướng từ nội dung đến hình thức, thượng

hoàng Trần Thái tông đắm mình vào trước tác. Ngài viết trước hết là: Phổ
thuyết về bốn núi
. Tiếp đến là Phổ thuyết sắc thân, Phổ thuyết phát bồ đề
tâm
Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ.

Nhà vua đọc đi đọc lại thấy dễ hiểu. Bởi đó là tất cả những gì thuộc

về cuộc sống thường nhật, nghĩ suy thường nhật của mỗi con người.

Sau đó nhà vua còn viết nhiều nữa, nhưng vẫn còn áy náy, chưa hiểu

nó có đạt tới một sự diệu dụng nào đó, hay chỉ là những ý tưởng tầm phào,
vô bổ.

Nhân dịp quốc sư Phù Vân từ Yên Tử về kinh, vua hay tin tới thăm và

mời về ở chùa Thắng Nghiêm, lại đem các trước tác ra nhờ sư đọc.

Trong số các trước tác đó phần lớn được viết dưới dạng ca thuyết cho

mọi người dễ nhớ và lấy tên là Thiền tông chỉ nam. Vua nhờ thiền sư đọc.

Quốc sư vừa đọc vừa tâm đắc tán thưởng. Sư nói: “Tấm lòng của chư

Phật ở cả trong bài ca này, sao không khắc in thành kinh bản để chỉ dẫn cho
kẻ hậu học”.

Thế là vua lưu quốc sư lại nhờ trông coi việc khắc ván và in ấn.

Vua Thái tông là người không hề chia tách việc đạo với việc đời.

Trong khi chăm lo chúng dân về con đường tâm linh tiến hóa, nhà vua vẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.