ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 202

Quốc Tuấn đỏ mặt vì ngượng, nói lảng:

- Ông ơi, núi sông ở vùng này đẹp lắm, ông ở lại đây ít ngày, cháu dẫn

ông đi.

- Ờ, ông cũng muốn nhìn tận mắt cảnh sắc nước non. Cứ bảo nước

mình nhỏ. Vậy mà ông đã đi được hết đâu.

Hai ông cháu lẫn vào trong đoàn người đông đúc, vừa đi vừa nói

chuyện. Loáng đã vào tới đại sảnh.

Quốc Tuấn mời hai vua cùng các quan vào nhà đại bái. Ngôi nhà chín

gian cửa bức bàn, cột gỗ lim đen bóng. Đá tảng kê chân cột hình trụ, chân
đế vuông trang trí hình lá đề chạy quanh hai đầu trụ. Các đấu sen, chân quỳ
chạy đến nóc để gác đòn tay thay kèo.

Gian giữa kê một chiếc hương án chạm lộng, sơn son thếp vàng. Trên

treo bức đại tự có bốn chữ: “Giang sơn cẩm tú”. Góc dưới nơi dòng lạc
khoản đề ngày tháng còn có bốn chữ “Hoài vương thủ bút”. Có nghĩa rằng
đây là chữ của Hoài vương Liễu viết để lại cho con. Thâm ý vương muốn
dặn con đất nước ta đẹp lắm, con phải gìn giữ lấy.

Mọi người đều ngước đọc và khen vương có nét chữ bay bướm,

khoáng đạt.

Quốc Tuấn mời hai vua và thái sư cùng mọi người an tọa, ông sai gia

nô dâng trà. Lại xin phép được dâng bữa ăn sáng.

Thái tông gạt đi:

- Để nửa buổi hãy ăn sáng. Vì đêm ăn ở dưới thuyền còn no. Có mấy

việc cần phải bàn gấp, ở kinh sư không tiện.

Trần Quốc Tuấn nhìn khắp lượt, ông thấy ngoài hai vua và Thái sư

Trần Thủ Độ còn có Tướng quốc thái úy Trần Nhật Hiệu, Vọng giang phiêu
kỵ đô thượng tướng quân Trần Quốc Khang, Thái úy Trần Quang Khải,
Ngự sử đại phu, Thủy quân đại tướng Lê Phụ Trần (Lê Tần), Phiêu kỵ
tướng quân thiên tử nghĩa nam Trần Khánh Dư, Đô thượng tướng quân
Trần Khuê Kình, Công bộ thị lang, trạng nguyên Nguyễn Hiền, sử quan
bảng nhãn Lê Văn Hưu… Ưu biệt nhất trong chuyến đi này nhà vua còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.