ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 45

chùa Giác Hạnh, thiền sư Giác Hải cho bữa cơm nguội, vua tôi ấm bụng,
hôm sau mới tìm được đường lên Yên Tử.

Trời tối, không nhìn được gương mặt nhà vua có đổi sắc không. Một

thoáng im lặng rồi vua nói:

- Mới đấy mà đã ngót hai chục năm rồi. Nghe Khuê Kình nói Yên Tử,

ta lại nhớ quốc sư Viên Thông. Đã lâu ngài không về triều. Ta đã có lời triệu
thỉnh ngài vẫn không chịu xuống núi.

Lê Tần mạnh dạn hỏi:

- Tâu, thần muốn biết bệ hạ dẫn lũ thần đi đâu trong đêm tối thế này.

Giặc cướp thì chẳng sợ, nhưng đường rừng núi khó đi. Lũ thần không có gì
đáng ngại, nhưng tấm thân muôn quý của bệ hạ cần phải được bảo trọng để
dùng cho nước.

Trần Khuê Kình đế thêm:

- Tâu bệ hạ, Lê tướng quân nói đúng đấy ạ. Vì núi rừng âm u hổ lang

nhan nhản chẳng biết đâu mà lường.

Thấy các người tòng sự có vẻ lo lắng, vua Thái tông liền trấn an:

- Ngày trước ta bỏ kinh thành đi chưa đến hai chục tuổi còn chẳng sợ

lạc đường, nay đã gần bốn chục tuổi thì đường đã vạch sẵn ở trong đầu rồi,
đi về nẻo nào cũng không sợ lạc, các khanh chớ ngại. Vả lại sức ta với sức
các vị cũng có chênh gì lắm đâu.

Ngừng bặt giây lâu, vua lại phán:

- Để ta nói rõ nơi đến để các vị an tâm. Đêm nay ta muốn đến thăm

thiền sư Đức Sơn ở am Thanh Phong để thỉnh giáo. Bởi ta thường nghe
danh ngài là bậc cao tăng, nên từ lâu đã có sự ngưỡng mộ, nay qua đây tiện
ghé thăm ngài để tham vấn. Từ đây tới am chắc chỉ hơn chục dặm đường
thôi, nhưng càng vào sâu đường càng khó đi. Vả lại trời tối mà các vị lại
chưa quen đường nên sẽ cảm thấy xa xôi lắm đấy.

Nghe nhà vua nói vậy mọi người đã bớt lo. Đi sát tướng Lê Tần, Trần

Khuê Kình lân la hỏi chuyện bình Chiêm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.