Chàng xem thường Ksêpixki. Chàng thường chỉ chìa cho hắn hai ngón
tay để bắt và thường không thèm trả lời những câu hẳn hoi nếu hắn không
xưng hô “thưa ngài bá tước”. Ksêpixki cười giễu chuyện đó và không hề để
ý gì đến cách đối xử của Gioócgiơ.
– Một anh chàng điên buồn cười, - hắn nói, - bao giờ tôi cũng rất vui
trước các trò của anh ta. Ở nông thôn, đó thật là một của hiếm. Giờ tôi mới
thật hiểu tại sao xưa kia các vị hoàng đế lại nuôi những chàng hề.
– Cầu cho thổ tả bắt hắn đi cho rảnh, - Đyzma đáp.
Trong thời gian đó, từ Vacsava gửi đến những bức thư của bạn bè ngày
trước cùng những tin tức hoàn toàn không đáng mừng chút nào.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tăng cường từ ngày này sang ngày khác, điều
có thể cảm nhận được ngay tại Kôbôrôvô này.
Nhà máy giấy và các xưởng cưa xẻ chỉ hoạt động phục vụ các hợp đồng
với chính phủ mà thôi. Những vụ vỡ nợ nối tiếp nhau cứ thỉnh thoảng lại đe
dọa quyền lợi của Đyzma. May thay, tính năng động của Ksêpixki và
những khoản hàng cung ứng cho chính phủ đã bảo đảm cho y những món
lợi nhuận kếch xù. Dù sao, nếu so với đám nông gia trong vùng y vẫn có
thể tự xem là một ông hoàng
. Tình cảnh của bọn họ mỗi lúc một tồi tệ
hơn. Đến nỗi trong vùng quanh đấy người ta đã phải đem bán đấu giá tới ba
mươi điền trang.
Vả chăng, tin tức từ khắp cả nước cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn. Nông
dân thôi không dùng phân hóa học và giảm đến mức tối thiểu các khoản chi
tiêu của họ. Hơn nữa, có nhiều tin đồn đại mỗi ngày một lan rộng rằng
nhiều người đã mang bán số lương thực đã cầm, đã là tài sản của Ngân
Hàng Lương Thực Quốc Gia. Vì lý do đó cũng như nhiều sự rối rắm khác
về kinh tế, công trái của ngân hàng bắt đầu sụt giá không phanh. Một cơn
hoảng loạn bùng ra trong đám những người đang sở hữu các phiếu công trái
ấy. Sự đình trệ trong thương nghiệp và trên thị trường chứng khoán, cuộc
khủng hoảng nặng nề trong ngành công nghiệp và việc không đóng nổi