thấy động tĩnh gì. Mạnh Lương nghĩ thầm rằng: "Nếu kẻ đó là quân canh
giữ đến bắt thì đâu chỉ có một người? Việc này rất đáng nghi" Liền bước tới
gần, dưới ánh sao đêm nhìn xem, thất kinh nói: "Đây không phải là Tiêu
Tán sao?" Lật ngược lại nhìn kĩ, quả đúng không sai.
Mạnh Lương ngửa mặt lên trời khóc mà nói rằng: vốn vì đại nhân hoàn
thành công việc, nào ngờ giết lầm lẫn nhau. Cho dù có được hài cốt, cũng
khó mà chuộc được tội này". Nói xong, đi ra ngoài thành, đã là canh hai.
Vừa gặp quân tuần cảnh rung chuông đi tới, Mạnh Lương bắt lấy nói : "Mi
là quân tuần ở nơi nào?” Quân tuần đáp: "Tôi không phải người Phiên, vốn
lại lính già đóng lại đây, không thể về quê, lưu lạc nơi đất Bắc, xung vào
chức tuần canh này". Mạnh Lương nói: "Đó là phúc của đại nhân ta vậy".
Liền nói: "Ta có một tay nải, nhờ ngươi mang đến Vô nịnh phủ ở thành
Biện Kinh, gặp Dương Lục sứ, ắt sẽ được hậu tạ". Quân tuần nói: "Tôi vốn
quen với Dương tướng quân, xin cung kính mang đi”, rồi lại hỏi ông là
người nào, Mạnh Lương nói: "Đừng hỏi tên họ, tới trong phủ sẽ được rõ”.
Liền cởi tay nãi, giao cho quân tuần, dặn dò cẩn thận, đừng có lỡ việc. Rồi
quay về chỗ cũ, cõng Tiêu Tán ra ngoài sườn thành, rút đao đeo bên người
ra, kêu to mấy tiếng: "Tiêu Tán! Tiêu Tán! Là ta hại ông rồi, xin xuống theo
dưới đất vậy". Rồi tự vẫn mà chết. Đáng thương tráng sĩ Tam quan, cả hai
đều chết ở sườn thành đất Bắc. Đời sau có thơ khen Mạnh Lương rằng:
Anh hùng tái hạ lập công thì,
Bách chiến Phiên linh độn mạc chi.
Kim mật thành âu quy chủ mệnh,
Hành nhân đáo thử lệ chiêm y.
(Dưới trại anh hùng lập chiến công,
Trăm trận quân Phiên đuổi đến cùng.
Nay bao thành quách thu về hết,
Người qua bao xiết lệ đoanh tròng).
Lại có thơ khen Tiêu Tán rằng: