tươi, hoặc khỏi ăn tráng miệng. Càng dùng protêin thảo mộc thay vì
động vật, ta càng dễ quên đường bánh ngọt. Tôi đã học được một
thiện xảo của cô thiếu nữ thông minh, giúp gắn bó các thân hữu với
nhau khi được mời đi dung bữa. Cô ta tuần tự gọi món khai vị, đôi
khi súp rồi mới ăn món chính. Sau đó thay vì bảo : “Quí bạn thích về
nhà tôi uống nước chăng?” Cô lại hay mời ghé nhà dùng món tráng
miệng không có đường và trà hay thức uống giống cà phê.
Nếu không sống cô độc thì bỏ thói hư ăn đường là cả một công
trình. Cùng nhau từ bỏ đường là điều thích thú đấy. Nếu má và ba
đồng ý thử bỏ xem sao, đặc biệt khi có mấy con tham dự vào thì vui
đáo để. Thành quả đối với trẻ con thường sâu sắc đến đỗi nó cổ võ
và nêu gương cho các người lớn tuổi. Quí bạn hãy nhớ cho rằng
không có cơ quan y khoa nào trên hành tinh này bảo rằng: Ai ai cũng
cần ăn đường, đường tốt cho sức khoẻ trẻ em, và bữa ăn không
đường là nguy hại cả!” Mà tất cả chức quyền y khoa đều dám nói là
đường ngon và có nhiều calo. Nếu con bạn ở khoảng hai và năm tuổi
thì cùng bỏ đường là cuộc phiêu lưu tuyệt vời.
Ít có nơi nào trong xã hội mà việc dinh dưỡng được chăm sóc
đàng hoàng. Rõ ràng nhất là trại tù, kế đó là trại lính đóng ở nơi hẻo
lánh. Ở bệnh viện, theo dõi dinh dưỡng cũng không được thực thi,
trừ phi các phòng bệnh nhân được cách ly và canh giữ. Nhưng nếu
quí vị có đứa trẻ còn trong nôi, hay còn ngây thơ để quí vị chăm lo
việc ăn uống thì đây là cơ hội duy nhất. Nếu nó đã quen ăn đường ở
mức độ nào rồi (đường có trong thức ăn của trẻ sơ sinh, nước ngọt,
hay kẹo bánh) thì buổi đầu đừng ép buộc nó thôi ăn đường; đừng
thay đổi món ăn của nó. Đừng dùng đường trong phần ăn của người
lớn thôi. Cẩn thận ghi tính khí của đứa trẻ vào hồ sơ: Cháu có cáu
kỉnh khi thức giấc? Vui vẻ lúc chơi. Theo dõi sinh hoạt, nét mặt và
các cơn bất thường. Để ý thật sát trong vòng ba đến năm ngày các
thức ăn có đường: thức ăn dành cho trẻ sơ sinh, cháo lúa mạch, rau
củ chế biến có đường. Cho ăn táo, lê, hạt nho khô, và nước trái cây