ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 205

làm đâu đâu cũng chỉ có cà phê, thì hãy làm theo cách của tôi. Cứ
đem theo bình thủy nước trà đến sở, mỗi ngày mời một khách mới
quen một cốc nước trà. Không nên lẫn tránh. Rồi một thời gian sau
các vị ấy cũng sẽ đem bình thủy trà theo.

Sau khi quen dùng trà rồi, ta thử trở lại cà phê đen hay cà phê

với chút vỏ chanh; hãy thí nghiệm các thức uống có vị tương tợ cà
phê của châu Âu (coffee substitutes). Vài loại làm bằng các hạt rang,
có loại làm bằng bồ công anh. Bỏ cà phê từ lâu, nay trở lại mấy thứ
này bạn sẽ thấy ngon. Tôi từng thưởng thức Pero, cà phê thực dưỡng
của Đức, hoặc Bambu. Canada có Dandylion làm bằng bồ công anh.
Đó là các loại bột hòa tan, cho vào bình thủy với chút vỏ chanh- Quí
bạn sẽ thấy rằng mọi149 sự vật đều được thay đổi kể cả khẩu vị, sự
thèm khát, và thói quen mà bạn tưởng như là của bạn trọn đời. Một
khi dứt bỏ đường trắng thì món ăn nào cũng ngon cả. Lúc đầu bạn
cho là nhờ thức ăn, nhưng sau đó bạn nhận thấy rằng chính thân thể
của bạn cảm thọ được hương vị món ăn ngon.

Từ lâu các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên đều bán đường

nguyên chất màu nâu nhạt, nâu đậm và “đường tươi”. Các thứ bánh
ngọt kể cả bánh mì đều làm với một phần đường tinh chế, để khách
có cảm tưởng là đã mua được món có phẩm chất tốt hơn ở siêu thị.

Nếu có người thắc mắc về điều này thì luôn được thông tin là

đường xưa nay dùng trong kỹ nghệ thực phẩm thiên nhiên đều
được bốc ra trước khi dây chuyền đưa nó vào họng máy tinh lọc cho
thành đường trắng.

Thế rồi cuối thập niên 60, khi thanh niên đưa ra thắc mắc về tất

cả món gì họ đã mua, và các cửa hàng cùng các hợp tác xã thực
phẩm thiên nhiên mọc lên mọi nơi, thì một chàng trẻ tuổi tiên phong
trong phong trào thực phẩm thiên nhiên ở miền Bắc California nêu
lên mối hoài nghi về đường màu nâu chưa tinh chế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.