ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 218

hãy chờ kẹt quá hãy đi mổ. Lúc nào đau quặn thì ông dùng thuốc
chống axit. Rồi ông lên cân như người cùng lứa tuổi, và ăn uống
kiêng cử cho gầy bớt. Ông bỏ hẳn đường và nhiều món khác. Trong
vòng vài tháng, gần như ông không còn thấy khó chịu ở bao tử nữa.
Ông bèn thử nghiệm 41 bệnh nhân suốt hai năm. Kết quả cụ thể 2
người bảo bệnh trạng tệ hơn vì ăn ít carbohydrates, 11 người bảo họ
không thấy khác biệt bao nhiêu, nhưng hầu hết 28 người đều bảo họ
thấy khả quan. Cả 28 người gồm đàn ông và đàn bà mắc bệnh loét
bao tử hay tá tràng, vài người bị ruột thòng.

Yadkin khẳng định. "Giờ đây không còn thể nào nói rằng món

ăn đứng đắn không trị được bệnh no hơi". Tại sao? Đường tác hại
niêm mạc của thực quản, bao tử và tá tràng.

Vì bệnh nhân không nằm nhà thương nên bác sĩ khó theo dõi

cách ăn uống của họ, và chỉ nghe họ nói họ ăn gì và có thực thi lời
chỉ dẫn nghiêm mật không. Trong binh đội hay nhà tù, lối thử
nghiệm các thức ăn không có đường cho kết quả chính xác hơn.

Bác sĩ Yadkin thực hiện một thí nghiệm khác. Buổi sáng, 7 thanh

niên nuốt mỗi người một ống thử nghiệm để lấy dịch vị lúc bao tử
còn nghỉ ngơi. Sau 15 phút, họ dùng điểm tâm nhẹ chỉ với chất
pectin (mộc giao lấy ở trái cây chín). Sau 15 phút nữa họ lại nuốt một
ống để lấy dịch vị, để đo độ chua axit và để ước lượng công năng
tiêu hóa. Rồi suốt hai tuần lễ, Yadkin cho họ ăn uống các món có pha
trộn nhiều đường. Kết quả xét nghiệm cho thấy độ chua bao tử và
cường độ tác dụng của dịch vị có gia tăng và đó là điều kiện làm loét
bao tử và tá tràng. Ăn nhiều đường làm tăng khoảng 20% độ chua
bao tử, và sinh hoạt enzyme tăng gần 3 lần (xét nghiệm này được
thực thi trước bữa ăn sáng)

Sự việc quá ư đơn giản, e mấy ông bác sĩ chuyên khoa ung loét

khó chấp nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

    error code: 525
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.