Sử chép rằng vua Omay Yad Caliph Walid II đã chế nhạo kinh
Koran, mặc quần áo kỳ dị, ăn thịt heo, uống rượu vang, bỏ bê hành
trì kinh kệ và cho phổ biến các thức uống có pha đường. Quân Árập
chiếm đóng mang theo gạo của xứ Ba Tư và những khúc mía lấy của
Ấn Độ. Họ chủ trương trồng mía thực tế hơn nhập cảng đường từ
nơi xa xăm.
Dân của vương quốc Hồi Giáo chẳng bao lâu mắc nhiều bệnh
mới lạ, khó trị nên buộc lòng họ phải tách rời khoa học ra khỏi tôn
giáo. Từ đó y khoa và phẫu thuật tạo được nhiều kỳ công. Họ bắt
đầu sử dụng thuốc gây mê, khởi xướng khoa học hóa chất, nhận
thức được trị số của số không (0), tái khám phá ra Đại số học, xúc
tiến khoa Thiên văn, phát minh ra cồn, khai triển ngành kim khí và
dệt, đẩy mạnh kỹ nghệ thủy tinh, sành sứ và da thuộc và cho sản
xuất theo phương thức của Trung Hoa. Chính Trung Quốc góp sức
xây dựng nền văn minh Tây phương với giấy và đường.
Và chính Đường đã gây sự suy tàn của Đế quốc Ả rập. Kinh
Koran của Thánh Elijah Mohamed, nhà tiên tri, không nói đến
đường. Tuy nhiên những quân vương kế thừa, hiếu chiến nhất lịch
sử, ra lệnh làm những thỏi đuờng và nhiều thứ nước uống ngọt
ngào để dâng lên triều đình và cung cấp cho binh đội. Một nhà bình
luận Âu Châu tin rằng đạo quân Árập đã mất nhuệ khí vì ăn quá
nhiều đường.
Leonhard Rauwolf, nhà thực vật học người Đức, năm 1573 có
viết trong nhật ký: “Quân Thổ Nhĩ Kỳ và quân Moor ăn hết miếng
đường này đến miếng đường khác ở khắp các nẻo đường, không tỏ vẻ gì hổ
thẹn. Cứ theo lề thói này thì họ sẽ mê ăn và chả còn gì là dũng sĩ thời trước
nữa”. Ông nhận xét hậu quả của tật nghiện đường của Quân đội đế
quốc Thổ giống như các quan sát viên cận đại tiên đoán sự bại trận
của lính Mỹ nghiện heroin và marijuana ở Á châu vậy. Đây là lời
cảnh cáo đầu tiên của cộng đồng khoa học về việc lạm dụng đường.