Latinh: „Saccharum Dioscoride‟, và diễn tả Đường như mật ong ở
thể cứng.
Phân khoa y dược ở Đại học Djondisapour (Đế Quốc Ba Tư rất
hãnh diện về phân khoa này) là nơi đã tìm ra cách thanh lọc và làm
đặc nước mía. Không khí và thời gian không làm dậy men sản phẩm
này, nhờ vậy việc chuyên chở và mậu dịch được dễ dàng (khoảng
chừng năm 600 trước Thiên Chúa). Trung Hoa dưới đời vua Tần đã
cho nhập cảng những „hòn mật ong‟ (stone honey) từ Bokhara
(thuộc Liên Sô cũ) là nơi mật mía được hớt bọt cẩn thận, rồi trộn với
sữa để làm thành món ngon, và sang trọng cho vua chúa. Thuở ấy
đường được dùng làm món thuốc kỳ diệu, quí giá, hiếm hoi, hết sức
cần thiết trong lúc có tai ương hay bệnh dịch.
Trong khi tiếng Latinh thời Trung cổ dùng từ ngữ Đường (mà
các xứ phương Tây dùng sau này) để diễn tả một miếng gì quí giá,
một món gì có dược tính thần hiệu, thì tiếng Phạn dùng từ ngữ
Khanda để diễn đạt ý tưởng muối Ấn Độ (Indian Salt). Anh ngữ
biến Khanda thành Candy.
Hết vinh rồi đến nhục, đế quốc Ba Tư, cũng như bao đế quốc
khác, phải chịu qui luật nghìn đời này. Khi quân Hồi chiếm vương
quốc ấy thì chiến lợi phẩm quí giá nhất là khám phá được bí quyết
chế biến mía thành dược phẩm. Về sau, người Árập khai triển công
nghiệp chế biến Đường này.
Mohamed mất vì cảm sốt. Người kế vị nuôi mộng bá chủ hoàn
cầu với đoàn quân chỉ có vài ngàn người. Ông là người cầm quân
xuất sắc nhất Đông Tây. Trong vòng 125 năm, vương quốc Hồi mở
rộng ra từ Sông Indus đến Đại Tây Dương, kể cả xứ Tây Ban Nha, từ
Kashmir (Ấn Độ) đến phần đất phía trên của Ai Cập. Vị quân vương
đắc thắng cưỡi ngựa vào thành Jerusalem với một túi lúa mạch, một
túi chà là và một túi nước lã bằng da thú.