Các biểu đồ của ngành Triết y Đông phương thời cổ có ghi chép
những kinh mạch dùng trong khoa châm cứu và trình bày ý nghĩa
của các nốt ruồi. Nốt ruồi ở vị trí bốn giờ dưới mí mắt phải của phái
Nam và tám giờ dưới mí mắt trái của phái Nữ giúp ta tiên đoán một
tai họa có thể xảy ra: chết vì bạo bệnh.
Vào thời đó người ta chết tự nhiên như ngủ luôn không bao giờ
thức dậy. Sau rốt đường tinh chế lúc ấy không can dự gì đến thức
ăn, người ta chỉ dùng đường thiên nhiên. Củ sâm được dùng với
đường thiên nhiên (Tổ tiên người Mỹ đã biết phẩm chất huyền diệu
của củ sâm, nhờ người da đỏ chỉ bảo. Họ pha trộn óc của loài sóc với
sâm để trị vết thương súng đạn… ). Bộ Luật của Thánh Mose, Giáo
Luật Manu, Kinh Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh, Tân Ước, Kinh Koran,…
không nói đến đường.
Lời sấm truyền cho ta biết chút ít về giống mía thời ấy: “Nó thật
hiếm có, và xa xỉ” . Có thể nước Ấn Độ trồng được cây này. Các
huyền15 thoại của những giống dân sống ở Thái Bình Dương, từ Hạ
Uy Di xuống tới Tân Tây Lan, có đề cập nhiều đến mía. Có đủ bằng
chứng cho thấy Trung Quốc đã ép buộc Ấn Độ đem mía triều cống
cho họ. Các xứ ngoài vòng đai nhiệt đới không thành công bao nhiêu
về việc trồng mía. Một đoạn trong kinh Atharva Veda là một khải
hoàn ca đề cao chất ngọt: “Ta ban thưởng nhà ngươi cây mía để
ngươi trìu mến ta”. Ấn Độ xưa kia kính trọng bò như vật linh thiêng
nên bò được ăn mía như người. Đường được dùng chung với bánh
mì chapa i hay nêm canh. Về sau dân quê uống nước mía ép như
người Da Đỏ ở Bắc Mỹ châu khoái uống sirô lấy từ cây phong
(maple).
Thuở ấy, tiếng Hy Lạp chưa có chữ đường . Các thủy thủ dưới
thời Alexander Đại Đế (năm 325 trước Thiên Chúa), khi xuôi dòng
sông Indus, xem mía như cây chứa mật ong; có khi họ gọi đường cục
là „muối Ấn Độ‟ vì nó cũng giòn. Người La Mã gọi nó bằng chữ