ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 32

rượu whiskey) và vào hàng nhập cảng mới được nhiều tiền; 90%
đường tiêu dùng ở Hoa Kỳ đều nhập từ Cuba. Thuế đoan cho
đường nhập là 2 xu một cân Anh; thuế này đóng góp vào 20% của
ngân quỹ Liên Bang. Chẳng mấy chốc Hoa kỳ đã vượt anh Quốc rất
xa về lượng đường, hơn cả lượng đường của toàn thế giới năm 1865.
Vào khoảng 1920, năm mà chính phủ cấm sản xuất rượu vì hạnh
phúc toàn dân, thì lượng đường tăng gấp đôi, và cứ tăng mãi và cơ
thể người dân cứ chịu thêm khổ ách chưa từng có trong lịch sử loài
người.

Kỳ lạ thay á phiện và đường luôn kề vai nhau. Cả hai đều gây

nghiên ngập cho con người, đều cho cảm giác mê ly và đều được
dùng trị bệnh.

Buôn lậu á phiện song song với mậu dịch đường hình như bắt

đầu ở Ba Tư. Chính người Árập loan truyền các chất này đi khắp nơi
theo vó ngựa viễn chinh của họ. Vài thế kỷ sau, từ món thuốc trị
bệnh, các chất ấy trở thành mê ly. Người Trung Hoa bắt đầu hút á
phiện vào thế kỷ 17. Tàu buôn Bồ Đào Nha đem đường và á phiện
vào Trung Hoa đầu tiên. Sau đó Anh quốc thay thế.

Xưa kia triều đình Trung Hoa chỉ khuyên dân chúng nên hạn

chế uống rượu, nhưng đến 1760 thì cấm ngặt không cho mua bán á
phiện. Anh bèn gây chiến với Trung Hoa (Anh giữ độc quyền trồng
á phiện ở các đảo East Indies. Đó là kho bạc của Anh) Hiệp ước Nam
Kinh (1842) chấm dứt chiến tranh nha phiến. Nhưng đến 1858,
Trung Hoa lại nhập á phiện theo yêu cầu của Anh.

Lúc ấy ngành hoá học đưa ra thị trường: đường cát trắng và

bạch phiến. Đồng thời cuộc cách mạng kỹ nghệ làm ra được nồi sấy
khô sữa, trái cây, và cũng sáng chế kịp thời kim tiêm thuốc và ống
chích để trị các bệnh “văn minh”. Thời ấy chích morphine là cách trị
vạn năng, kể cả bệnh dành cho các giống dân ăn ngọt suốt ngày:
Tiểu Đường. Sau chiến tranh Nam Bắc ở Hoa Kỳ, tật nghiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.