cũng để tỏ thái độ chống chế độ nô lệ. Các cơ sở trồng mía ở mấy
thuộc địa phản đối kịch liệt, củ cải phải vứt cho bò ăn.
Đến thế chiến thứ nhất việc chuyên chở bằng tàu bị kẹt, nên củ
cải mới ngóc đầu nổi.
Pháp là nước đầu tiên bãi bỏ mậu dịch nô lệ qua sắc luật năm
1807, gần 1/4 thế kỷ sau Anh mới đặt ngoài vòng pháp luật chế độ
nô dịch tại các thuộc địa chỉ trừ Bắc Mỹ châu. Các đồn điền mía ở
Barbados và Jamaica (Caribê) bị phá sản. chính phủ Anh bồi thường
cho mấy ông chủ từ 75 đến 399 bảng Anh mỗi đầu người da đen.
Đến 1846 đám da đen thức tỉnh nổi loạn. Lao công ở các đảo vùng
biển Đông Nam Á (East Indies) được chiêu mộ để thay thế.
Nhưng khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ đang chờ thời. James
Wa đã hoàn tất động cơ dùng hơi nước. Figuier thành tựu phương
pháp làm than bằng xương thú vật, và Howard sang chế nồi phi áp
suất (chân không). Tuy nhiên còn cần đường thì còn cần nô lệ. Củ cải
đường phải trồng, thái mỏng và ngọn cây phải hớt bằng tay người,
mía phải săn sóc và đốn bằng tay người, và chỉ có người da đen mới
chịu nổi nắng miền xích đạo, quê hương của mía.
Khi Hiệp Chủng Quốc (Hoa Kỳ) bắt đầu làm ăn lớn lao với
thuộc địa riêng của mình là Cuba thì cũng là lúc họ thoát khỏi ách
cai trị của Anh. Cuba là nước nhược tiểu điển hình sống bám theo
kinh tế của một cường quốc. Nhờ đất đai phì nhiêu, Cuba cung cấp
khá nhiều nguyên liệu cho nền kỹ nghệ đồ sộ của Hoa Kỳ. Xưa kia
đường màu nâu có vị tươi mát tự nhiên. Ngày nay những nhà máy
lọc đường khổng lồ dùng xương thú vật để chế ra đường trắng như
thủy tinh.
Tiểu bang Louisiana có trồng mía, nhưng không phải đó là
nguồn lợi quan trọng. Quan trọng cho ngân sách liên bang là thuế.
Thuế đánh vào hàng tiêu dùng (đây là nguyên do cuộc dấy loạn vì