ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 29

vùng East Indies của chúng tôi không cần mồ hôi lao động của nô
lệ” để đề cao lòng nhân từ của họ. Nhà sản xuất đồ sứ gốm, B.
Henderson Rye Lane Peckham đã kính cẩn thông báo cho các thân
hữu ở Phi châu rằng bà đang cho bán các sản phẩm dùng đựng
đường có khắc khẩu hiệu vừa nêu trên. Họ còn hô hào: Gia đình nào
mỗi tuần ăn năm cân Anh đường của East Indies (Caribê) suốt 21
tháng thì được xem như không ủng hộ hành vi bắt hay giết một nô
lệ. Tám gia đình dùng một lượng đường như thế trong 19 năm rưỡi
sẽ giúp cho 100 người nô lệ khỏi bị bắt hay bị giết.

Đế quốc Anh thuở ấy là trung tâm kỹ nghệ đường của thế giới ;

ở các đế quốc khác đường là dược liệu quí báu. Món gì ta ưa thích
đều trở thành món cần thiết. Thói mê ngọt trói ta vào nhu cần ăn
ngọt. Đường và nô lệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bênh vực nô lệ cũng
là đề cao thói khoái đường của mình.

Khi đám nô lệ nổi loạn ở các đảo vùng vịnh Caribê thuộc Anh

thì dân da trắng bèn xin Hoàng Gia cứu giúp. Quốc Hội bàn tàn xôn
xao: “Ta không thể để mấy thuộc địa làm cản trở nguồn lợi phong
phú của đất nước ta như thế này”. Một chính khách có máu mặt
cũng dõng dạc nói : “Việc mua bán dân da đen đem lại cho nước ta
sự giàu có và một hải lực hùng hậu. ”

Xưa kia khi đường bắt đầu nhập vào nước Anh thì giá đắt đỏ.

Mỗi cân Anh giá 25 bảng Anh, bằng lương một năm của công nhân.
Vào khoảng năm 1300, vài lần ăn đường cho thỏa thích thì tiền phải
trả độ chừng 1/3 chi phí buổi lễ an táng trọng thể. Đến triều đại
Elizabeth I thì giá còn phân nửa. Năm 1602, giá một cân đường bằng
một chục đủ đầu trứng gà. Trong vòng một thế kỷ, từ 1700 đến 1800,
lượng đường tiêu thụ ở Anh tăng 8 lần, (từ 20 triệu cân lên đến 160
triệu cân). Sau đó bánh mì và đường được tiêu thụ cùng cân lượng.
Mỗi người ăn 72 cân một năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.