ĐƯỜNG LÊN NÚI THIÊN MÃ - Trang 32

- Vâng, hồi năm trước thì nó là những vật vô giá. Hòn đá phún xuất dẫn

đường cho khỏi lạc lối trên Thiên Mã Sơn. Cây gậy trúc là đơn vị đo chiều
dài theo kích thước ghi sẵn ở trong lá chúc thư. Vì ở đó không ghi 5 thước,
10 thước mà là chiều dài 5 cây gậy, 10 cây gậy.

- Vâng, cái đó hồi năm ngoái ông cũng đã giải thích rồi.
- Hồi tháng trước chúng tôi được tin những dụng cụ này không phải là

thứ độc nhất. Bọn Hoa Phù Dung mới đây cũng đã có đầy đủ các tài liệu
mà giá trị cũng tương đồng như những thứ của chúng tôi …

Chị Thu Dung ngắt lời :
- Thế nghĩa là ngoài ông Nguyễn Quốc Viên ra, Giáo sư Thomas Vincent

cũng đã nghĩ đến việc họa lại sơ đồ chỗ chôn giấu những bảo vật khảo cổ
của ông rồi…

Ông Mạc Kính gật đầu :
- Chúng tôi suy luận như thế này: Trước khi bị ám sát, Giáo sư Thomas

Vincent đã ghi chép đầy đủ chi tiết về việc lên Thiên Mã Sơn để thâu góp
những công trình khảo cổ mà Giáo sư đã tìm thấy. Tập tài liệu này, người
phụ tá thân tín của Giáo sư, tức ông già mù Nguyễn Quốc Viên không được
biết. Đến khi Giáo sư Thomas Vincent chết bất ngờ trong một tai nạn xe cộ
(thực ra là một vụ ám sát) Giáo sư không kịp bàn giao lại cho ông Nguyễn
Quốc Viên, vì thế tài liệu của Giáo sư coi là bị thất lạc…

Chị Thu Dung bàn tiếp :
- Vì thế, ông Nguyễn Quốc Viên mới họa lại bản đồ khác theo sáng kiến

của ông ta, và tài liệu này gồm viên đá phún xuất, lá chúc thư và cây gậy
trúc hiện nay do sở An Ninh Quốc Gia cất giữ.

Ông Mạc kính gật đầu :
- Đúng vậy và do một nguyên nhân nào đó, hội Hoa Phù Dung đã nắm

được tài liệu chính thức của Giáo sư Thomas Vincent. Tất nhiên họ sẽ dồn
nỗ lực vào việc khai thác hòng phỗng tay trên của chúng ta, nói đúng hơn là
tài nguyên quốc gia của chúng ta.

Chị Thu Dung gật đầu :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.