ĐƯỜNG LÊN NÚI THIÊN MÃ - Trang 46

- Đồng ý… Hoàn toàn đồng ý về sự nghi ngờ hợp lý của cô. Tôi xin trả

lời cô cả ba câu :

- Thứ nhất : Sở dĩ tôi hoàn toàn tin cậy ở cô là vì một khía cạnh cảm tình,

khó cắt nghĩa. Qua những bài báo, những vấn đề, những ý thức do cô đặt ra
trước độc giả, tôi tin tưởng ở danh dự của người cầm bút mà cô là một
trong những người có được cái danh dự quí báu đó…

Nói đến đây, Tâm ngừng lại nhìn chị Thu Dung như để chờ chị góp lời.
Nhưng chị vẫn giữ vẻ thản nhiên yên lặng, mặc dầu qua ánh mắt của chị

bỗng chớp lên một tia sáng mà Tâm khó có thể đoán ra ý tưởng gì vừa đi
qua bộ óc làm việc rất nhanh của chị. Sau đó, Tâm lại nói tiếp :

- Về câu hỏi thứ hai tôi xin trả lời đoan chắc là hiện nay ở trong tay tôi

có đầy đủ tài liệu đích thực của Giáo sư khảo cổ Thomas Vincent. Tài liệu
này gồm một quyển bút ký ghi chép tất cả những diễn tiến công tác của
Giáo sư tại Naveng, Khou Pha Vang, Sam Ronsen trong cuộc tìm kiếm nền
văn minh Thái cổ ở Đông Dương từ 1939 đến cuối năm 1942; một số thư từ
giao dịch giữa các nhà khảo cổ khác với Giáo sư Vincent như Linh mục
Guerlach, Giáo sư Rognet, một ít tài liệu của nhà nữ bác học Colanie…
v.v… Nhưng đặc biệt nhất là xấp tài liệu liên hệ đến “Những con đom đóm
trời”, nghĩa là số kim cương vô giá mà Giáo sư lúc sinh tiền có ý định
chuyển giao hết vào tài sản của quốc gia Việt Nam nhưng ý định chưa
thành hình thì bị kẻ đồng hành sát hại.

- Người đó là ai ?
- Vương Phát ! Thân phụ của ông Đông Hưng, Chủ tịch hội Hoa Phù

Dung.

Chị Thu Dung gật đầu :
- Tôi nhớ ra rồi. Khi tìm ra miệng núi lửa Thiên Mã với số kim cương vô

giá này, Giáo sư Thomas Vincent định giao hoàn tài nguyên quốc gia nhưng
Vương Phát không chịu. Sau đó họ ám sát Giáo sư để ngăn chặn sự tiết lộ
tài liệu này tới chính phủ đương thời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.