khuỷu tay của nó, nửa cái cánh tay đều bị nhuộm đen bởi tà khí. Người
bình thường dĩ nhiên không nhìn thấy chỉ có Tịch Tích Chi nàng mới có tài
có thể quan sát rõ ràng.
Nếu lắc tay đeo vào trên cổ tay người trưởng thành thì hắc khí còn
không xâm nhập mạnh mẽ đến vậy. Nhưng một đứa trẻ còn nhỏ không có
chút sức lực chống cự chỉ có thể mặc cho tà khí xâm lấn.
Bà vú bưng chén sữa, đút cho đứa trẻ uống..., "Tiểu thiếu gia ngài đừng
khóc, uống chút sữa, uống xong rồi không khóc."
Đứa trẻ không chút nào cảm kích, rung đùi đắc ý không uống khiến sữa
văng tung tóe lên toàn thân bà vú.
Tịch Tích Chi yên lặng nhìn, trong đầu tự hỏi làm thế nào dẫn bà vú
cùng tỳ nữ ra ngoài, sau đó lén lút đi vào, rút lắc tay ra. Bất đắc dĩ bà vú
đành lắc đầu, đứa bé cũng không phải do đói bụng, bất kể mọi ngươi dụ dỗ
ra sao, nó đều không nghe theo mà cứ khóc.
Tính mạng con người bị uy hiếp cũng sẽ làm ra phản ứng theo bản năng.
Giống như đứa trẻ, mặc dù nó không thể nói chuyện nhưng lại có thể gào
khóc dẫn tới sự chú ý của người khác.
Tiếng khóc non nớt quanh quẩn bên tai, Tịch Tích Chi dậm chân, nhìn
thấy hòn đá nhỏ lộn xôn bên cạnh bồn hoa, nàng liền chạy tới nhặt lên.
Xem ra phải dùng hết mọi cách, trước kia nàng uống trộm rượu ngon của
sư phụ, nàng đã dùng không ít chiêu ‘ giương đông kích tây ’ (3).
(3) Giương đông kích tây: một trong 36 kế quân sự của Trung quốc cổ
đại, nghĩa là vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại.
Ở đây ý chỉ sự đánh lạc hướng, đánh lừa.
Hai móng vuốt đẩy hơn mười cục đá nhỏ chuyển dần dần qua cửa.