Tử Hậu, huý là Tôn Nguyên (…) thuở nhỏ minh mẫn, học cái gì cũng
thông. Hồi thân phụ còn sống, tuy ông ít tuổi mà đã có vẻ người lớn, thi tiến
sĩ, tài cao vòi vọi, xuất đầu lộ diện
, mọi người đều bảo họ Liễu có con
khá. Sau đậu khoa bác học hoằng từ
, được bổ chức Chính tự ở điện Tập
hiền. Ông anh tuấn, thanh liêm, hùng dũng, nghị luận thì dẫn chứng cổ kim,
thuộc cả kinh sử bách gia, lời lẽ mạnh như gió cuốn, thường khuất phục
được những người ngồi nghe, thanh danh vang lừng, người đương thời đều
ngưỡng mộ muốn giao du với ông. Các bậc quí hiển tranh nhau thu dụng
ông, khen ông không ngớt miệng.
Năm Trinh Nguyên thứ mười chín
từ chức uý ở Lam Điền
lên chức Giám sát ngự sử. Khi vua Thuận Tôn tức vị, ông được bổ chức Lễ
bộ viên ngoại lang, nhân một người đương đạo lầm lỡ bị tội
, theo lệ
chung
, bị biếm làm Tư mã
Vĩnh Châu. Ở nơi này, ông càng sống
đời khắc khổ, gắng đem những kí ức cùng những điều trông thấy chép
thành văn chương, bút pháp dạt dào hàm súc, sâu rộng không bờ, mà phóng
lãng trong khoảng núi sông
Thời Nguyên Hoà, theo lệ chung, ông được vời về kinh sư, rồi lại bị bổ ra
làm Thứ sử như những người khác. Ông lãnh chức Thứ sử Liễu
Châu. Tới nơi than rằng: “Nơi này há chẳng đủ cho ta thi hành chính sự
ư?”
Ông tuỳ theo phong tục ở miền đó, đặt ra giáo dục cấm lệnh, người
trong châu đều tuân theo và được nhờ. Trong miền có tục đem đợ con trai
con gái, giao ước với nhau rằng quá hạn mà không chuộc, khi nào lời bằng
vốn thì mất con mà con phải làm nô tì cho chủ nợ. Tử Hậu bày phương kế
cho, để ai nấy đều có thể chuộc con: kẻ nào quá nghèo không đủ sức chuộc
thì ông bảo ghi trên khế ước rằng khi nào tiền công bằng tiền đợ rồi thì con
được về nhà, hết phải ở đợ. Viên Quan sát sứ
đem thi hành lệnh đó ở
các châu khác, đầy một năm thì mấy ngàn người ở đợ được trở về nhà.
Những viên tiến sĩ
ở phía nam Hành Sơn và Tương Thuỷ đều coi Tử
Hậu là thầy. Người nào đã được ông miệng giảng tay chỉ cho cách làm văn
đều có pháp độ