việc nước với những người mới, cũng đã là khó lắm. Ở địa vị của Giả Sinh,
nếu trên thì biết lấy lòng vua, dưới thì biết lấy lòng những đại thần như
hạng Ráng, Quán, thung dung thấm nhuần
kết thành thâm gia, khiến
cho thiên tử không nghi, đại thần không ghét, rồi sau khắp thiên hạ mới
theo mình làm những điều mình muốn, nếu biết hành động như vậy thì
không quá mười năm có thể đắc chí được. Đâu có thể trong một cuộc đàm
thoại mà đã vội thống khốc thay cho người được
Xét khi ông ta qua sông Tương, làm bài phú điếu Khuất Nguyên, trong
lòng uất kết, rối như tơ vò, vùng lên, có cái chí muốn bỏ đi xa; sau tự
thương xót cho mình mà khóc lóc, đến nỗi chết yểu; như vậy cũng là không
khéo xử trong cảnh cùng khốn. Mới mưu tính một lần mà không được dùng
thì sao biết được là tới cùng sẽ không được dùng lại? Không biết điềm tĩnh
đợi lúc biến mà tự huỷ thân như vậy! Than ôi! Giả Sinh chí khí thì lớn mà
độ lượng thì nhỏ, tài năng có dư mà tri thức không đủ. Người đời xưa có cái
tài hơn đời thì tất có cái luỵ không hợp thế tục, cho nên không phải là bực
vua thông minh, sáng suốt, không bị mê hoặc, thì không thể dùng hết cái tài
của hạng đó được. Xưa nay người ta khen Phù Kiên gặp được Vương
Mãnh
trong chốn thảo dã, rồi trong một buổi sáng, đuổi bỏ hết các cựu
thần để cùng Vương Mãnh mưu tính việc nước. Phù Kiên là một kẻ thất
phu, chỉ chiếm được một nửa thiên hạ là vì hành động như vậy chăng?
Tôi rất buồn thương cái chí của Giả Sinh, cho nên mới bình luận cặn kẻ
như trên; cũng là muốn cho bậc vua chúa được một bề tôi như Giả Sinh,
nên biết rằng hạng người đó có tiết tháo cao khiết bất khuất, một lần mà
không được dùng thì buồn rầu, đau đớn, thất vọng, không còn phấn chấn
lên được nữa; còn những người như Giả Sinh thì cũng nên thận trọng trong
hành vi của mình.
NHẬN ĐỊNH
Cũng như bài trước
, bài này nghị luận đanh thép mà xác đáng, dẫn
chứng rành rọt.