nhi sát chi, tắc sơn hạ giai thạch huyệt há, bất tri kì thiển thâm; vi ba nhập
yên, hàm đạm bành phái, nhi vi thử dã.
Chu hồi chi lưỡng sơn gian, tương nhập cảng khẩu, hữu đại thạch đương
trung lưu, khả tọa bách nhân, không trung nhi đa khiếu, dữ phong thủy
tương thôn thổ, hữu khoản khảm thang tháp chi thanh, dữ hướng chi tăng
hoằng giả tương ứng, như nhạc tác yên.
Nhân tiếu vị Mại viết: “Nhữ thức chi hồ? Tăng hoằng giả, Chu Cảnh
Vương chi vô dịch dã; khoản khảm thang tháp giả, Ngụy Hiến Tử chi ca
chung giả, cổ chi nhân bất dư khi dã”.
Sự bất mục kiến nhĩ văn nhi ức đoán kì hữu vô, khả hồ? Lịch nguyên chi
sở kiến văn, đãi dữ dư đồng, nhi ngôn chi bất tường. Sĩ đại phu chung bất
khẳng dữ tiểu chu dạ bạc tuyệt bích chi hạ, cố mạc năng tri. Nhi ngư công
thủy sư tuy tri nhi bất năng ngôn; thử thế sở dĩ bất truyền dã. Nhi lậu giả nãi
dĩ phủ cân khảo kích nhi cầu chi, tự dĩ vi đắc kì thực.
Dư thị dĩ kí chi, cái thán Lịch Nguyên chi giản, nhi tiếu Lí Bột chi lậu dã.
DỊCH NGHĨA
CHƠI NÚI THẠCH CHUNG
Sách Thủy Kinh chép: “Cửa hồ Bành Lãi có núi Thạch Chung”
Nguyên cho rằng phía dưới nơi đó có đầm sâu, gió nhẹ cũng động sóng,
nước vỗ vào đá, tiếng như tiếng chuông lớn. Thuyết đó người ta thường
nghi ngờ. Vì nay có đem chuông khánh thật đặt dưới nước, dù gió to sóng
lớn cũng không kêu được, huống hồ là đá. Tới Lí Bột
tìm tòi dấu cũ, được hai phiến đá ở bờ đầm, gõ mà nghe thì có tiếng nam
oang oang, tiếng bắc trong trẻo
, ngừng gõ mà dư âm còn lanh lảnh, lâu
rồi mới dứt; và ông tự cho rằng đã tìm được ý nghĩa của tên núi Thạch
Chung. Nhưng thuyết ấy, tôi càng nghi hơn nữa: đá mà kêu keng keng thì ở
đâu mà chẳng vậy, sao chỉ riêng đá nơi đó có cái tên là chuông?
Niên hiệu Nguyên Phong năm thứ bảy
, tháng sáu, ngày đinh sửu
,
tôi từ Tế An đi thuyền tới Lâm Nhữ, vì con trưởng tôi là Mại sắp đến làm
huyện úy Đức Hưng tại châu Nhiêu
, tôi tiễn nó đến Hồ Khẩu, nhân đó