Nhưng như thế chưa phải đã hết. Vấn đề lựa chọn người lãnh đạo là một
phần của một vấn đề lớn hơn: vấn đề lựa chọn người phù hợp với quan
điểm của họ hay nói đúng hơn là lựa chọn những người sẵn sàng thích nghi
với học thuyết thường xuyên thay đổi của họ. Và điều đó dẫn chúng ta đến
một trong những đặc điểm nổi bật nhất của đạo đức của chủ nghĩa toàn trị:
quan hệ của nó với và ảnh hưởng của nó lên những đức tính được gọi bằng
một tên chung là tính trung thực. Nhưng đây là đề tài lớn, cần phải cả một
chương mới mong nói hết được.
Chú thích:
Xem cuộc thảo luận rất đáng nghiên cứu trong tác phẩm: Socialism
National or International? (Chủ nghĩa xã hội, Quốc gia hay quốc tế?)
-1942 của Franz Borkenau.
Zarathustra của Nietzsche đã nói đúng theo tinh thần của chủ nghĩa
tập thể: “Cho đến nay đã từng tồn tại cả ngàn mục tiêu vì đã tồn tại cả ngàn
người. Nhưng vẫn chưa có một cái cùm chung cho cả ngàn cái cổ, chưa có
một mục tiêu duy nhất. Nhân loại chưa có một mục tiêu. Tôi cầu xin những
người anh em, hãy nói đi: nhân loại không có mục tiêu, thế chẳng phải là
không có nhân loại đó ư?”
Theo Carr E.H. trong tác phẩm The Twenty Year’s Crisis (Hai mươi
năm khủng hoảng), 1941. trang 203.
Findlay Mackenzie (ed). Planned Society, Yesterday, Today,
Tomorrow: A Simposium. (Xã hội được lập trình, hôm qua, hôm nay và
ngày mai), 1937. trang XX.
Halevy E. L’Ere des Tyrannies. Paris, 1938; History of the English
People. “Epilogue”, vol. I, trang 105-106.
Xem K. Marx. Cách mạng và phản cách mạng, cũng như thư của
Engels gửi Marx đề ngày 23 tháng 5 năm 1851.