của cơ chế ấy chỉ có thể tự biểu hiện được qua hành động của những cá
nhân ngu dốt không tự biết (để không can thiệp), cho nên tốt nhất với con
người là nên sử dụng cái lý trí cá nhân có được để chấp nhận mọi cái đã có,
đã định hình một cách vô điều kiện.
Jean-Pierre Dupuy: sđd, p. 288.
Bài viết của Alain de Benoist: “Contre Hayek”, sđd, đã phân tích một
cách toàn diện những sai lầm, mâu thuẫn và ngụy biện về mặt phương pháp
luận của Hayek (Xem “Chống Hayek”, Lữ Phương dịch, viet-studies 31-3-
2008),
“Các loại công ích chính có thể cung cấp cho tất cả mọi người, không
phân biệt, theo Hayek là: chống bạo lực, dịch bệnh thiên tai, lụt lội, động
đất, hỏa hoạn; phần lớn đường sá (trừ những đường phải đóng tiền), một số
dịch vụ đô thị; chuẩn mực hóa cân đo, cung cấp thông tin như địa bạ, bản
đồ, thống kê linh tinh, chứng nhận chất lượng hàng hoá. Vấn đề ô nhiễm
môi trường được Hayek quan tâm và thừa nhận như là tác động bên ngoài.
(Gilles Dostalcr: "Hayek et sa reconstruction du libéralisme”).
Nhiều tác giả đã so sánh Hayek với Marx và cho rằng giữa hai người
đã có rất nhiều điểm tương đồng! Đây là một nghịch lý khá thú vị, hy vọng
có dịp nào đó, có thể đề cập vấn đề này.
Pierre Rosanvallon: Le libéralisme économique, Éditions du Seuil,
Paris, 1999, “Penser le libéralisme”, p. 10.
“Bảo đảm cho mỗi cá nhân một mức nguồn lực tối thiểu, hay một
kiểu mức cơ bản mà dưới mức ấy không ai có nguy cơ rơi xuống cho dù
không có khả năng tự trang trải cuộc sống. Có thể xem đó không những chỉ
là sự phòng vệ hoàn toàn chính đáng chống lại một rủi ro chung cho mọi
người, mà còn là một yếu tố cần thiết của Xã hội mở rộng trong đó từ nay
cá thể không còn món nợ tinh thần nào đối với các thành viên của nhóm
đặc biệt trong đó mình sinh ra”. (Dẫn theo Gilles Dostaler: Le libéralisme
de Hayek - Paris, La Découverte, 2001, bản tiếng Việt: Chủ nghĩa tự do của